Việt Nam Cộng Ḥa ra đời trong hoàn cảnh nào?

(Trích trong bài của cựu Đại tá Nguyễn Huy Hùng)

 

 

Cuộc biến đổi đă tạo cơ hội cho Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm giành được quyền lănh đạo quốc gia Việt Nam, thay thế Quốc Trưởng Bảo Đại mới rời Việt Nam sang Pháp từ ngày 10/4/1945 sống tại biệt thự riêng ở Cannes, để chữa bệnh sán gan và vận động quốc tế giúp giải quyết cuộc hiến chống Cộng sản tại Việt Nam.

 


Tại Saigon trong khoảng những ngày cuối tháng 5 sang đầu tháng 6-1954, các hăng thông tấn quốc tế và quốc nội loan truyền tin đồn đoán là ông Ngô Đ́nh Diệm sẽ làm Thủ Tướng thay thế Thủ Tướng Bửu Lộc. Nhưng măi đến ngày 16-6-1954, Quốc Trưởng Bảo Đại, từ tư dinh tại thành phố Cannes bên Pháp, mới chính thức công bố quyết định cử ông Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ Tướng với toàn quyền hành động (tức là mọi quyết định quan trọng liên quan đến quốc gia không cần phải thỉnh ư Quốc Trưởng trước như các Thủ Tướng tiền nhiệm).


Ngày 25-6-1954 ông Ngô Đ́nh Diệm từ Pháp về tới phi trường Tân Sơn Nhất Saigon, được sự tiếp đón theo nghi lễ ngoại giao tại pḥng Khách Danh Dự của phi trường, gồm một số nhân viên đại diện các Bộ trong Chính phủ Bửu Lộc, một số Sĩ quan cấp Tá Việt và Pháp thuộc Bộ Quốc pḥng và Bộ TTM/QĐQGVN (trong đó có Tôi đang là Thiếu Tá Chánh Sự vụ Sở Mật Mă trực thuộc văn pḥng Tổng Tham Mưu Trưởng, lúc đó Thiếu Tướng Nguyễn văn Hinh làm Tổng Tham Mưu Trưởng và Trung Tá Trần văn Minh làm Tham mưu trưởng), cùng một số thân quyến thuộc ḍng họ Ngô-Đ́nh và Nhân sĩ thân hữu của gia đ́nh ông Ngô Đ́nh Diệm ở trong nước.


Những ngày tiếp theo, ông Diệm tiếp xúc các nhân sĩ để thành lập chính phủ, măi tới ngày 7-7-1954 mới chính thức tŕnh diện chính phủ và bắt đầu tham chánh. Thành phần chính phủ gồm có:

 

- Ngô Đ́nh Diệm, Thủ Tướng kiêm Nội Vụ và Quốc Pḥng,

- Trần Văn Chương, Quốc Vụ Khanh,

- Trần Văn Đỗ, Tổng Trưởng Ngoại Giao,

- Trần Văn Của, Tổng Trưởng Tài Chánh và Kinh Tế,

- Nguyễn Tăng Nguyên, Tổng Trưởng Lao Động và Thanh Niên,

- Trần văn Bạch, Tổng Trưởng Công Chính,

- Phạm Hữu Chương, Tổng Trưởng Y Tế và Xă Hội,

- Phan Khắc Sửu, Tổng Trưởng Canh Nông,

- Nguyễn Dương Đôn, Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục,

- Trần Chánh Thành, Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng,

- Lê Quang Luật, Thông Tin,

- Phạm Duy Khiêm, Công vụ Phủ Thủ Tướng,

- Nguyễn Ngọc Thơ, Nội Vụ,

- Lê Ngọc Chấn, Quốc Pḥng,

- Hồ Thông Minh, Thứ Trưởng Quốc Pḥng,

- Bùi Văn Thinh, Tư Pháp,

- Nguyễn Văn Thoại, Kinh Tế,

- Trần Hữu Phương, Tài Chánh.

 

Nhưng chỉ ít ngày sau, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm bắt đầu gặp nhiều khó khăn về mọi mặt đối nội cũng như đối ngoại. Chẳng hạn:


1. Đại diện Chính phủ Quốc gia Việt Nam không kư trên Hiệp định Genève, nhưng vẫn phải chấp nhận và cộng tác với Bộ Tư lệnh quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương thi hành, đặc biệt phải chấp nhận cho các cơ sở kiểm soát đ́nh chiến do Ấn Độ (Trung Lập) làm Chủ tịch, với các thành viên Ba Lan (Cộng sản) và Canada (thuộc Thế giới Tự Do Tư Bản) đặt cơ sở hoạt động tại nhiều nơi trên lănh thổ miền Nam, ngay cả tại giữa Thủ Đô Saigon. Trong các cơ sở kiểm soát đ́nh chiến này có cả sự hiện diện của những người đại diện của Việt Cộng.


2. Phải vận động nhờ Chính quyền Pháp tại Đông Dương và chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ phương tiện và ngân khoản để di tản cả triệu người (Dân, Quân, Cán chính) không thích sống dưới sự cai trị của Chính quyền Việt Cộng tại miền Bắc Vĩ tuyến 17, di cư vào miền Nam.


3. Tổ chức tiếp đón cứu trợ ban đầu, tái định cư, và tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho những người này. V́ họ đă phải bỏ tất cả của cải đất đai hương hỏa của Tổ tiên Ông Cha tại miền Bắc, ra đi vào miền Nam với 2 bàn tay trắng.


4. Hợp nhất các Lực lượng Vơ trang Giáo phái vào hàng ngũ Quân đội Quốc gia Việt Nam, để tiêu hủy nạn “phe phái hùng cứ địa phương” do Pháp tạo dựng lên trước đây, với mục đích Thực dân thâm độc “chia để trị”.


5. Điều chỉnh cải tiến hệ thống hành chánh, để chấm dứt tệ nạn “Xứ Quân, Vua một cơi” thao túng áp bức quần chúng bằng quy luật “Phép Vua thua Lệ Làng”, hậu quả dư âm Quan lại của thời Pháp c̣n vương rớt lại, tại các tỉnh và ngay cả tại các Quận hành chánh giữa Saigon Chợ Lớn.


6. Loại bỏ các tổ chức gieo rắc tệ đoan xă hội (khu bài bạc, các ổ chứa gái măi dâm công khai hoạt động có nộp thuế) do các tay Chính trị hoạt đầu, Doanh gia bất chính, lợi dụng nước đục thả câu, với sự bảo trợ khích lệ của Thực dân Pháp đă tổ chức kinh doanh từ nhiều năm qua.


7. Đặc biệt là phải đề ra phong trào chống Cộng, với một Chính sách dựa theo Chủ thuyết Nhân bản có thể bẻ gẫy được Chủ thuyết Cộng sản, để làm kim chỉ Nam hướng dẫn quần chúng hăng say tham gia công cuộc tố cáo và loại trừ các hoạt động của cán bộ Cộng sản nằm vùng tại miền Nam. Để dân được sống an toàn tại khắp mọi nơi, an tâm tham gia xây dựng phát triển Kinh tế phồn vinh, và hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc trong thanh b́nh.


V́ thế mới có Chủ thuyết NHÂN VỊ, Đảng Cần Lao, và PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA ra đời, hoạt động thường xuyên trong mọi tổ chức hành chánh, quân đội, và các cơ sở xă hội khác trên đất liền cũng như trên các hải đảo thuộc miền Nam Việt Nam từ Vĩ tuyến 17 trở xuống.


Mọi người sống tại miền Nam Việt Nam đều biết và cũng đă từng phải tham gia, tùy theo vị trí hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân và gia đ́nh. (Thời gian đó, Tôi là Thiếu Tá Trưởng Pḥng Mật Mă Trung Ương thuộc Bộ Chỉ huy Viễn Thông tại Bộ Tổng Tham Mưu QĐQGVN, được tập thể chiến hữu thuộc các đơn vị Truyền Tin tại Saigon bầu làm Chủ tịch Phong trào Cách Mạng Quốc gia của Binh chủng Truyền Tin).


Phong trào này nhằm mục đích đánh bóng lănh tụ Ngô Đ́nh Diệm, chỉ trích tinh thần bạc nhược của Quốc trưởng Bảo Đại trong việc điều hành Quốc gia, để tiến tới việc tổ chức cuộc “Trưng cầu Dân ư truất phế Bảo Đại” vào ngày 23 tháng 10 năm 1955, và ủy nhiệm cho ông Ngô Đ́nh Diệm thành lập nước VIỆT NAM CỘNG HOÀ theo khuôn mẫu Tổng Thống Chế của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào ngày 26-10-1956.


Suốt trong thời gian vận động tổ chức cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ư vào ngày 23-10-1955, trên các phương tiện truyền thông của Chính phủ thường xuyên phổ biến bài hát thúc đẩy mọi người tích cực tham gia đi bầu rất hay. Nhưng rất tiếc Tôi chỉ c̣n nhớ một số câu tiêu biểu khó quên chứ không nhớ trọn bài:

 

“Hai ba tháng mười là ngày trưng cầu dân ư,

Hai ba tháng mười là ngày phá tan ngai vàng,

Đứng lên toàn quốc, viết trang sử mới,

……..(không nhớ)……”

 

Và kể từ sau ngày VIỆT NAM CỘNG HOÀ ra đời 26-10-1956, nghi thức chào cờ chính thức được quy định là sau khi hát bài Quốc Ca “Tiếng gọi công dân” th́ phải hát bài SUY TÔN NGÔ TỔNG THỐNG. Bài hát này do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Bích sáng tác (ông đă qua đời vào năm 2001):

 

Suy Tôn Ngô Tổng Thống

                 ---oo0oo---

 

 

Ai bao năm từng lê gót nơi quê người (v́ sông núi quên thân ḿnh)

Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do

Người cương quyết chống cộng

Bài phong kiến bóc lột
Diệt thực dân đang giắt reo tàn phá


Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời

Gương hy sinh ngàn muôn tiếng không hề phai

Toàn dân quyết kết đoàn cùng chung sức với người

Thề đồng tâm say đắp cho ngày mai


Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống

Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống

Xin thượng đế ban phước lành cho người


Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống

Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm

Toàn dân Việt Nam quyết theo Ngô Tổng Thống

Chung đắp say nền thống nhất sơn hà

  

(Tác giả Ngọc Bích)

 

Nguyễn Huy Hùng  (K1)

 

Cựu Đại Tá Quân lực Việt Nam Cộng Hoà,

Phụ tá Tổng cục trưởng Chiến tranh Chính trị kiêm Chủ nhiệm Nhật báo Tiền Tuyến,
Cựu tù nhân chính trị 13 năm lao động khổ sai trong các trại tập trung cải tạo của chính quyền Cộng hoà xă hội chủ nghiă Việt Nam sau ngày Quốc hận 30-4-1975.

 

 

Tổng Thống NGÔ Đ̀NH DIỆM

Sáng lập Đệ Nhất VIỆT NAM CỘNG H̉A

(Kính nhớ & ghi ơn qua năm 57: 2/11/63- 2/11/20)

 

 

Di ngôn của TT Ngô Đ́nh Diệm:

 

“Tôi tiến hăy tiến theo tôi,

Tôi lùi hăy giết tôi,

Tôi chết hăy nối chí tôi!”

 

* Nỗi ḷng  Người năm xưa.

Đêm ngày thao thức với Non Sông,

Vận Nước ngả nghiêng có thấy không?

Chèo chống gian lao thuyền Tổ Quốc,

Vươn cao mạnh mẽ cánh chim hồng,

Dẹp lui Cộng Sản, tan bè phái,

Phấn khởi Quân Dân đón rạng đông,

Đất Việt tiền đồ đang tỏa sáng,

Đám ngu khuấy đục tưởng là trong!

*Nỗi ḷng Dân ngày nay.

Ngày nay Dân Tộc với Non Sông

Hănh diện c̣n ǵ nữa biết không?

Nghèo khổ người dân mang tủi hổ,

Nghênh ngang cán ngố ngự lầu hồng,

Nhục thay Việt cộng hèn với giặc,

Mặc bọn phỉ Tàu chiếm biển đông,

Cố đấm ăn xôi hay giả điếc?

Nước đục bao giờ mới lại trong!

Năm mươi bảy năm qua,

Quân Dân Việt xót xa,

Vẫn c̣n luôn luyến tiếc,

Vị Cứu Tinh Nước Nhà.

 

 

Đinh Văn Tiến Hùng

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính