Ḍng sông Chia Cắt, nhân kỷ niệm Ngày Quốc Hận 20-7-1954

 

Đỗ Văn Phúc

 

 

 

 

Trong đời người, ít ra ai cũng có một ḍng sông kỷ niệm.

 

Thời ấu thơ th́ đó là ḍng sông nơi ta thường bơi lội nhởn nhơ vui đùa vô tư cùng các bạn. Đối với tuổi đôi mươi th́ đó là ḍng sông nơi ḥ hẹn lần đầu với người yêu trong những chiều tà yên ắng hay những đêm trăng vằng vặc.

 

Sông ng̣i Việt Nam nhiều đến nỗi có đủ để ban phát cho mỗi người ít nhiều kỷ niệm êm đềm, nên thơ hay đắng cay hờn tủi. Có khi cả kỷ niệm chia ly, đau buồn mang theo đến tận tuyền đài.

 

Đối với cả dân tộc th́ hai con sông Gianh và Bến Hải là chứa chan bao kỷ niệm chia ĺa, nhục nhă của sự phân tranh Nam Bắc.

 

Hai trăm năm trước đây, hai họ Trịnh, Nguyễn cắt đôi núi sông v́ tranh giành quyền bính trước một cơ đồ nhà Lê đă đến thời suy mạt. Hai trăm năm sau, thực dân và cộng sản lại nỡ đang tâm phân rẽ đại gia đ́nh Việt Nam v́ những giấc mộng ngông cuồng của chủ nghĩa đại đồng cộng sản. Chinh chiến điêu linh kéo dài hơn hai mươi năm đă hủy diệt mầm sống của dân tộc: hàng triệu thanh niên ưu tú của hai miền gục ngă trên con đường Trường Sơn, trong rừng già Tây nguyên, śnh lầy Đồng Tháp, ngay cả trên đất khách Lào và Kampuchea... Tài nguyên thiên nhiên bị hủy diệt, thành phố, nông thôn tiêu điều; gia đ́nh ly tán, niềm tin mai một. Cũng chỉ v́ một ḍng sông, cũng chỉ v́ một chủ nghĩa ngoại lai phi nhân bản, cũng chỉ v́ một loại người vô lương...

 

Tôi sinh ra và sống hết thời thơ ấu bên người mẹ hiền ở một huyện lỵ nhỏ bé nơi vùng giới tuyến phân chia Nam Bắc. Mở mắt chào đời chưa bao lâu, tôi đă mất người cha vào tay bọn Việt Minh trong ngày gọi là tổng khởi nghĩa. Chúng đưa người ra Bắc biệt tăm từ đó. Mẹ tôi không thể tiếp tục cuộc đời làm dâu tôi đ̣i, dù rằng hai bên nội ngoại tôi đều làm quan rất lớn trong triều. Bà đă bồng bế tôi ra miền Gio Linh lập nghiệp. Ban đầu buôn bán theo những chuyến xe hàng, sau mở cửa hàng bán vải vóc ngay góc phố chính của Gio Linh. Phiá sau nhà tôi là cơ quan huyện đường, nơi người cậu của mẹ tôi làm huyện trưởng.

 

Tuổi thơ của tôi hồn nhiên và hạnh phúc, v́ mẹ tôi thương con rất mực. Chiến tranh lúc đó cũng cận kề. Quân đội Pháp th́ có đồn Ba Dốc trấn giữ ngay đỉnh đèo cũng tên Ba Dốc. Nơi này nh́n thẳng ra cầu Hiền Lương chỉ cách đó chừng năm cây số. Việt Minh thỉnh thoảng bắn súng cối vào huyện. Có lần hai trái đạn nổ ngay nhà tôi, làm chết mấy người khách xin ngủ trọ. Mẹ tôi may mắn trong đêm đi ra ngoài vườn làm vệ sinh nên thoát chết; c̣n tôi đang ở cùng người chị ruột tại tỉnh lỵ Quảng Trị. Sau này, nhà vẫn c̣n giữ những bàn ghế và tầm ván ngựa gỗ trắc bị miểng đạn băm nhiều vết.

 

Tôi sớm thấy Việt Minh. Một đêm, chúng tấn công huyện đánh cho đến sáng th́ rút lui. Bọn trẻ con kháo nhau đi xem Việt Minh chết. Tôi cũng tháp tùng trong đám trẻ, mon men lại gần xác chết.  Đó một người mặc quần áo ka ki vàng, chân đất, nằm ṣng soại xéo bên cổng huyện, mặt phủ một tấm khăn trắng. Có đứa dạn tay lật chiếc khăn ra xem thử Việt Minh có mấy mắt mấy miệng. Tuy c̣n bé, tôi đă ư thức được đây chính là kẻ thù đă bắt cha ḿnh đi biệt. Tôi thù ghét Việt Minh từ đó.

 

Ai có về vùng Gio Linh mới thấy hết cảnh nghèo của thôn quê địa đầu giới tuyến. Đất không nghèo, v́ đất đỏ có thể trồng tiêu, chè, cho lợi tức cao. Dân không thiếu và thường là dân chăm chỉ, cần cù. Gio Linh nói riêng, hay Quảng Trị nói chung nghèo là v́ chiến tranh. Mùa hè, người nông dân làm ruộng dưới cơn nóng hừng hực do ngọn gió Lào thổi về; mùa đông cái rét căm căm cộng với những cơn mưa triền miên kéo dài hàng vài ba tháng làm cho cảnh sắc tiêu điều thêm. Gio Linh với bài hát của Phạm Duy gợi lên h́nh ảnh bà mẹ già nhẫn nhục: “Mẹ già cuốc đất trồng khai, nuôi con đánh giặc đêm ngày....” Rồi đêm nghe tin con ḿnh bị giặc chém đầu, “Mẹ già không nói một câu, đem khăn gói  đi lấy đầu.” Thê lương thay, h́nh ảnh “lá vàng khóc lá xanh rơi” mà măi hàng chục năm sau vẫn c̣n tiếp diễn.

 

Ngày đất nước chia đôi, hai bên bờ sông Bến Hải trở thành khu Phi Quân sự. Cái đồn canh của Pháp trên đỉnh đèo Ba Dốc trở thành đồn của Ủy ban Quốc tế Kiểm soát Ngưng bắn gọi tắt là ICCS. Cầu Hiền Lương bắt qua sông Bến Hải được chia hai, phần trong Nam sơn màu xanh, phần ngoài bắc sơn đỏ; giữa là vạch sơn trắng, biên giới của hai miền, của tự do và nô lệ, của dân chủ và độc tài, của cái mỹ danh Tiền đồn chống Cộng của Thế giới Tự do và Tiền đồn phe Xă hội chủ nghĩa. Từ đó bắt đầu cuộc chạy đua, một bên tiến lên phía trước của văn minh phát triển, một bên tụt lại hàng chục năm sau v́ vừa theo đường lối Chủ Nghĩa Xă Hội, vừa dốc toàn lực vào cuộc chiến xâm lược miền Nam.

 

Đứng trên đèo Ba Dốc nh́n ra phương Bắc, con đường quốc lộ 1 thẳng tắp vượt qua cầu Bến Hải chạy sâu vào lănh thổ huyện Đồng Hới. Hai bên bờ là hai cột cờ mà mỗi năm mỗi được xây cao thêm, v́ bên nào cũng muốn tỏ ra hơn hẳn đối phương. Lá cờ rộng có lẽ bằng cả sân làng. Bên kia, nhiều cán bộ đă chết oan ức v́ leo lên đỉnh gỡ rối lá cờ.

 

Tôi có nhiều dịp đến tận sát đầu cầu nh́n qua bên kia. Cũng có vài lần ra đến chợ Cao Xá, nơi khoảng cách hai bờ hẹp nhất. Con sông Hiền Lương bắt nguồn từ núi Trường Sơn đổ ra biển Đông ở cửa Tùng, nước chảy lặng lờ, sóng gợn nhẹ buồn mênh mang. Trên sông, vài con thuyền trôi êm, không tiếng ḥ, câu hát. Chợ Cao Xá nằm sát bờ sông. Những ngày phiên họp đông đúc, bày bán đủ thứ hàng phong phú của miền Nam kinh tế tự do. Người qua lại lũ lượt áo quần màu sắc rực rỡ. Dăy loa công suất lớn gồm hàng chục cái chỉa sang bờ Bắc, phát ra những bài ca t́nh tứ, ca ngợi cuộc sống êm đềm, ấm no của miền tự do. Phiá bên kia bờ, cảnh vật đ́u hiu. Một ngôi nhà ngói đỏ lạc lỏng giữa vài căn lều xơ xác. Vài người nông dân đứng âm thầm giữa cánh đồng buồn hiu; trên đường có chiếc xe ba càng nặng nề kêu cút kít. Hàng loa tṛn ngoài đó không mạnh đủ để đưa những luận điệu tuyên truyền vượt qua con sông hẹp. Phải những ngày nghịch gió, ta c̣n nghe văng vẳng vài câu hát the thé toàn chuyện chăn nuôi, sản xuất.

 

Nơi đây, vùng phi chiến. Không có bóng dáng người chiến binh. Chỉ thấy anh cảnh sát mặc đồng phục trắng qua lại. Sau này, chính quyền ta lập ra quận Trung Lương nhỏ bé để đảm trách phần hành chánh của vài ba xă nằm trong vùng. Tôi có dịp ra chơi nhiều lần trong những dịp hè, v́ Lễ Môn là quê hương của người anh rể tôi. Những ngày nắng đẹp, chúng tôi chạy đuổi bắt nhau qua những rừng đầy trái sim chín và trái chu ṃi chua chua, ngọt ngọt. Sáng sớm th́ đi đâm chuột ở các thửa ruộng vừa gặt xong; những con chuột đồng béo mập, lông vàng hoe, đem về cho vào hông với lá sả là tuyệt.

 

Thế rồi...

 

Cảnh thanh b́nh đột ngột biến mất. Uỷ hội Quốc tế rút đi, thay vào đó là toán Hiến binh đội nón cát két đỏ. Tiếng sáo chiều nhẹ nhàng đă bị thay bằng tiếng đạn cối đêm đêm vọng về. Chiến cuộc bắt đầu từ các vùng Cam Lộ, Hướng Hoá lan dần xuống. Đông Hà trở thành căn cứ quân sự lớn với các chàng trai trẻ Sư đoàn 1 Bộ binh kiêu hùng. Cộng sản phản bội Hiệp định Geneve, thành lập cái gọi là Mặt trận Giải phóng Miền Nam trong kỳ Đại hội đảng 20-12-1960 nhằm thôn tính miền Nam. Du kích nằm vùng bắt đầu quậy trở lại. Chiến tranh lớn dần, lan dần ra tận khu phi quân sự. Đạn đại pháo từ bên kia bờ ngang nhiên bắn phá vào làng mạc miền Nam. Các căn cứ A-1, Côn Thiên trở thành pháo lũy kiên cường, nơi những người chiến sĩ Trung đoàn 2 của Đại tá Vũ Văn Giai ngày đêm gian nguy chống giữ. Sông Bến Hải lại lần nữa chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn.

 

Năm 1965, tôi đang làm cho một cơ quan chống khủng bố của Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Quảng Trị. Ngày đưa ba tên Tôn Thất Dương Kỵ, Trịnh Đ́nh Thảo và Nguyễn Văn Huyến (tôi không nhớ chính xác lắm về tên sau này) tống cổ ra Bắc v́ tội ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản; tôi lại lần nữa ra tận chân cầu Hiền Lương. Con sông vẫn chảy lặng lờ, như vô t́nh trước cơn binh lửa. Sóng gợn nhẹ lăn tăn, lấp lánh ánh mặt trời như một điệu ru buồn năo ruột.

 

Hai mươi lăm năm sau, đất nước lại thanh b́nh, tôi qua Hiền Lương trong một chuyến xe đ̣ đi Hà Nội lo giấy tờ và thăm cho biết quê hương trước khi ra đi xuất cảnh. Cảnh trù phú rộn rịp của những năm “cởi mở” đă thực sự chấm dứt ở Đông Hà, cách đó 15 cây số về phía nam. Từ Bến Hải ra đến tận Hà Nội là cảnh tiêu điều hoang sơ, nghèo ơi là nghèo. Nghèo ngoài sự tưởng tượng. Chiếc cầu Hiền Lương c̣n trơ khung sắt đă tróc rỉ. Mặt cầu không c̣n lớp ván mà thay bằng những cây rừng gác tạm bợ, buộc với nhau bằng đủ loại dây nhợ. Hai móng cầu đă nứt nẻ, người ta dùng dây kẽm gai chằng néo chống đỡ. Đă mười lăm năm sau chiến tranh mà cộng sản vẫn chưa văn hồi được cảnh thanh b́nh an lạc nơi miền quê đau khổ này. Bên bờ Bắc, vẫn những tấm áo nâu sồng rách bạc, lầm lủi đi trong mưa. Đường lộ không c̣n nền nhựa mà chỉ đá đất lởm chởm đầy ổ gà. Hai bên, thỉnh thoảng thấy những cụ già, những bé thơ gầy c̣m đứng xin ăn. Các thiếu nữ th́ che tấm chiếu chờ những chuyến xe từ miền Nam ra gạ gẫm bán thân, đổi lấy lon gạo trắng cho bữa cháo ngày mai của gia đ́nh.

 

Con sông Gianh, nơi phân chia thời Trịnh Nguyễn, nước đục ngầu, chiếc cầu bắc qua đă bị phá hủy trong chiến tranh vẫn chưa được xây lại. Xe cộ phải qua cầu phà ghép bằng đủ loại ca nô và tấm gi sắt cũ. Người dân xứ Nghệ Tĩnh, cục cưng của chế độ Cộng sản thật khó thương. Họ vừa cục cằn, thô lỗ, vừa bẩn tính. Xe tôi dừng ngủ đêm chờ sáng. Trước khi qua phà, tôi cầm ca và bàn chải đánh răng bước vào một căn nhà xin nước sạch để rửa mặt, súc miệng. Chưa đặt chân qua cổng, đă nghe cái giọng trọ trẹ dễ ghét: “Khoông cho mô, đừng vô.” Thử tưởng tượng, cái giếng nước th́ đầy nhóc, mà ḷng người th́ quá khô cạn. Th́ ra, thống nhất từ lâu, nhưng Nam Bắc vẫn không thể chan hoà được. Ranh giới địa lư đă xoá mờ, nhưng ranh giới ư thức hệ, ranh giới của văn hoá, ranh giới của t́nh người, ranh giới của sự phát triển vẫn c̣n kéo dài cho đến cả nhiều thập niên về sau.

 

C̣n một con sông Bến Hải mới giữa những người không phương kế, phải ở lại và những người ra đi đến bến bờ tự do trên hàng chục nước khác nhau khắp hoàn cầu. Hàng chục năm với hai lối sống hoàn toàn khác biệt đă tạo ra một khoảng cách rất xa giữa hai nếp suy nghĩ mà dễ ǵ rút ngắn nếu ngày mai đây, khi tự do, dân chủ văn hồi trên quê hương.

 

 

Đỗ Văn Phúc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính