Những ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”!

 

(Bài 2)

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

Có phải là t́nh yêu?

 

Tại thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều người, nhất là những cựu tù “cải tạo” , và ngay bây giờ, khi nhắc lại, th́ sẽ khiến cho họ nhớ đến một người cùng với những tiếng rao hàng, để bán kem. V́ người này, đă quá quen thuộc với người dân tại Đà Nẵng, cho nên người viết cứ nói ra họ, tên thật của vị cựu tù “cải tạo” này. Đó là, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Dũng.

 

Trước năm 1975, Thiếu tá Dũng đă cưới một nữ sinh chỉ mới 17 tuổi làm vợ. Cô vợ trẻ này, dă được nhiều người biết đến là “người đàn bà chân không chạm đất”. Nói “chân không chạm đất”, không có nghĩa là cô ta chỉ ở măi trên ghế, trên giường, mà bởi v́ mỗi lần Th/tá Dũng muốn đưa vợ đi đâu, trong khi tài xế và xe hơi đang đợi ở trước nhà, th́ người ta thấy Th/ t Dũng luôn luôn bế cô vợ trẻ đẹp trên tay, để đem đặt ngay trên ghế của xe, rồi mới cho xe chạy. Và, đến lúc trở về, khi xe dừng trước cửa nhà, th́ Th/tá Dũng lại bước ra, để chính tay của ông mở cửa xe và lại bế cô vợ trẻ để đưa vào nhà, chứ không bao giờ để cho vợ phải đi ra xe, đi vào nhà bằng đôi chân của ḿnh. Th/tá Dũng bảo: v́ ông “cưng vợ, nên làm như thế”.

 

Nhưng: Chiến trường thử lửa ḷng trai, Biệt ly mới biết ḷng người chờ mong. Sau ngày 30/4/1975, tất cả quư vị Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Ḥa, khi đă đi vào các nhà tù “cải tạo”, th́ sự “biệt ly”, không hoàn toàn có nghĩa là vĩnh biệt, v́ họ vẫn c̣n sống, họ có thể gặp mặt thân nhân của ḿnh ở những “nhà thăm nuôi”. Chỉ có những người thân đă đành đoạn bỏ rơi họ trong các trại “cải tạo”, c̣n riêng họ, vẫn từng ngày, hằng đêm đều mong nhớ đến vợ con và người thân của ḿnh.

 

Nhắc lại những điều này, để nói lên cái t́nh nghĩa thân t́nh cốt nhục, mà đặc biệt nhất vẫn là t́nh nghĩa vợ chồng, v́ người ta vẫn thường nói: “Con chăm Cha, không bằng bà chăm ông”.

 

Câu nói này, thật vô cùng chính xác, nhưng chỉ có một t́nh yêu chân thật, và chỉ có những người khi đă đến với nhau không v́ một lẽ nào khác, mà bắt nguồn từ tấm ḷng yêu thương tha thiết, th́ dẫu sau đó, khi người chồng có gặp hoạn nạn, người vợ sẽ không thể đành tâm mà “Trăm năm hồ dễ ôm cầm thuyền ai”; mà họ sẽ hết ḷng thương yêu chồng, thay chồng nuôi con cái. Song tiếc  rằng, trước kia, đa số những người có chức quyền trong chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, đă chọn vợ bằng cặp mắt! V́ thế, sau khi bị vào tù rồi, th́ người vợ của ḿnh, cũng bị người khác chọn bằng cặp mắt.

 

Và, một trong những cảnh ngộ ấy, chính là Thiếu tá Dũng. Ông đă lầm lẫn, khi cứ ngỡ rằng cứ “cưng vợ” theo cái cách “không để cho đôi chân của vợ chạm đất” như thế, th́ đương nhiên vợ của ḿnh cũng đáp lại ḷng thương yêu của ḿnh trọn kiếp!

 

Quả đúng như thế, v́ mọi sự ở trên cơi đời này, nếu không có những cuộc thử nghiệm về chất người, mà cái “pḥng thử nghiệm” nổi tiếng đó, chính là các trại tù “cải tạo”, th́ các vị QCCVNCH sẽ không làm sao biết được thế nào là t́nh yêu chân thật, là t́nh nghĩa phu thê.

 

Trường hợp của Th/ tá Dũng, đă là một trong nhiều cảnh ngộ khác: Ngày Th/tá Dũng đi vào tù, th́ vợ chồng ông đă có bốn con, nhưng vợ ông c̣n trẻ, đẹp; và người vợ “chân không chấm đất” năm xưa, đă không những phải “chấm đất” mà lại c̣n “chấm” luôn vào những vũng śnh của cuộc đời, rồi sau đó, đă lấy chồng, và có con. Những điều đó, đă chứng minh rằng, người vợ trẻ đẹp năm xưa đă lấy Th/tá Dũng làm chồng, không phải v́ t́nh yêu chân thật.

 

 

Cay đắng t́nh người!

 

Cay đắng, lại càng thêm cay đắng, v́ trong suốt sáu năm ở tù, Th/tá Dũng không được vợ thăm nuôi, nhưng ông không biết vợ ḿnh đă lấy chồng, v́ cứ ngỡ rằng, v́ quá nghèo, nên vợ của ḿnh không thể thăm nuôi. Do vậy, cho nên, ngày được ra tù, ông liền trở về căn nhà cũ, để t́m lại vợ con. Nhưng, chua xót, phũ phàng thay! V́ căn nhà của ông đă thay chủ tự bao giờ!

 

Ngày gặp lại “người vợ chân không chạm đất”, bây giờ “bà” đă chịu “chạm đất” để đem giao hết bốn đứa con cho ông. V́ là đàn ông, nên Th/tá Dũng đă nhận hết cả bốn con của ḿnh, và đưa trở về sống tại căn nhà cũ tại Đà Nẵng.

 

Nhưng theo người viết, nếu Th/tá Dũng sáng suốt, th́ sẽ không có thêm những sóng gió sau này. Song có lẽ, v́ cô dơn, v́ cần có một đôi tay, một bóng dáng của người phụ nữ, để có một “mái ấm”, cho nên Th/tá Dũng đă đón nhận một người phụ nữ, đă có năm con, nghe nói, chồng đă chết, và đưa về làm vợ của ḿnh.

 

Người viết và Th/tá Dũng, thỉnh thoảng vẫn đến thăm nhau. Người viết đă chứng kiến gia đ́nh của Th/tá Dũng, gồm có con ông, con bà và một con chung; tất cả là mười hai người, mà bà vợ sau này, lại không biết làm một việc ǵ để có thể phụ giúp ông Dũng để nuôi cả hai ḍng con. Bởi vậy, nên Th/tá Dũng đă nghĩ ra một “nghề” mới. Đó là “nghề” bán kem, để nuôi cả gia đ́nh.

 

Ngày ấy, hàng ngày, người dân tại thành phố Đà Nẵng, thường thấy một người đàn ông cao lớn, ngồi trên chiếc xe đạp cũ, phía sau là một thùng kem. Người bán kem đă đạp xe chạy quanh hết cả thành phố, với những tiếng rao “hàng”:

 

“Cà-rem cây đây! ai mua cà-rem,…  ai mua cà-rem…”

 

Người bán cà-rem cây ấy, chính là Th/tá Dũng. Ông không ngại khó khăn, để đi bán kem hàng ngày, mà chỉ mong sao cho có cơm để nuôi sống cho cả gia d́nh là đủ. Nhưng thực ra, nếu không có ḷng thương của đồng bào tại Đà Nẵng, th́ Th/tá Dũng có lẽ khó có thể nuôi nổi cả gia đ́nh với những đồng tiền bán kem.

 

Người viết vẫn c̣n nhớ, ngày ấy, người bán kem dạo ở Đà Nẵng rất nhiều; nhưng đồng bào ở các chợ cũng như trên đường phố, v́ đă biết rơ hoàn cảnh của Th/tá Dũng, nên họ thường dành những đồng tiền để mua kem của ông Dũng, và có khi họ không lấy những đồng tiền nếu ít, được thối lại nữa.

 

Trước ngày vượt biển, người viết có đến tận nhà của Th/tá Dũng, v́ muốn đưa ông đi cùng, nhưng sau đó, không quay trở lại, v́ biết ông không thể ra đi một ḿnh, mà người viết tự biết, không thể đưa cả gia đ́nh ông gồm mười hai người đi vượt biển, v́ không phải là chủ tầu.

 

 

Đến “miền đất hứa”:

 

Sau khi vượt biển, đă định cư tại Pháp, th́ người viết đă nhận được thư của Th/tá Dũng, nói rằng sắp lên đường để đến “miền đất hứa” là nước Mỹ, theo diện tù “cải tạo”. Người viết thấy mừng cho ông, v́ nghĩ rằng, gia đ́nh ông sẽ hết những ngày gian khổ, đặc biệt, là người vợ và các con riêng của bà, sẽ hết ḷng thương -quư ông, v́ nhớ đến những ngày tháng ông mang thùng kem đi rao bán dạo trên khắp phố phường Đà Nẵng, v́ họ đă sống bằng những đồng tiền bán kem với những giọt mồ hôi của ông đă rơi xuống trong những buổi trưa hè chói chang nắng nóng.

 

Nhưng không, ngày ông rời Việt Nam để sang Mỹ, chưa được bao lâu, th́ người viết lại nhận được tin là vợ và các con riêng của bà, những con người đă từng  sống bằng những đồng tiền bán kem của ông đă đành đoạn bỏ ông, không cho ông được sống chung nữa! Và, một lần nữa, Th/tá Dũng đă phải nuốt nước mắt, để ra đi!

 

Như vậy, cuộc đời của Th/tá Dũng, đă có hai người vợ, dù chân có chấm đất hay không, th́ theo người viết, cả hai, họ không phải đến với Th/tá Dũng bằng một t́nh yêu chân thật. Người vợ trước, đă lấy ông v́ danh, v́ lợi, để được ông bế trên tay, để “chân không chấm đất”, c̣n người vợ sau đă lấy ông, để ông phải chịu làm người bán kem, để nuôi sống cho bản thân bà và các con riêng của bà mà thôi.

 

Và, để kết thúc câu chuyện của Th/tá Dũng, người viết muốn nói rằng: Để đo lường được ḷng yêu thương của đàn bà, th́ đàn ông đừng nên yêu, đừng nên chọn vợ bằng mắt; mà hăy yêu, hăy chon vợ bằng khối óc, để có được một người vợ sẽ hết dạ yêu thương chồng, cộng thêm sự kính trọng và ḷng chung thủy vẹn tuyền.

 

Lời sau cùng, mà người viết muốn gửi đến Th/ Dũng: Người viết không bao giờ quên những sự quư mến của ông đă dành cho người viết và gia đ́nh. Đồng thời, ngày xưa, lúc c̣n ở tại quê nhà, người viết đă từng nghe Th/tá Dũng vẫn thường nói: “Tôi luôn luôn đặt niềm tin vào Đấng Toàn Năng”.

 

Vậy th́, người viết chân thành cầu chúc cho ông sẽ luôn t́m thấy niềm tin, và niềm vui bên các con trong tay của Đấng Toàn Năng, trên suốt quăng đường c̣n lại của cuộc đời, sau hai lần đổ vỡ!

 

 

Pháp quốc, 7/6/2012

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

(Xin tái ngộ quư độc giả trong những bài kế tiếp)

 

 

 

Trang Chính     Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Phỏng Vấn     Văn Học Nghệ Thuật     Tham Khảo