Tổng Y Viện Duy Tân QLVNCH

 

Nguyễn Duy Cung

 

 

Về tới Sài G̣n khoảng giữa trưa, không khí thành đô vẫn tưng bừng nhộn nhịp như bao giờ, người xe lúc nào cũng tấp nập ồn ào. Tôi chỉ có chút thời giờ tạt ngang ghé thăm gia đ́nh, ăn vội bữa cơm với người thân rồi liền lật đật lên tŕnh diện Nha Quân Y. Mấy ngày đầu tạm làm việc trong Tổng Y Viện Cộng Ḥa với bác sĩ Nguyễn Đức Tiến, Trưởng Khoa Gây Mê Hồi Sức trong thời gian chờ đợi Sự Vụ lệnh chính thức bổ nhiệm về Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng.

 

 

Chuyến bay của hăng Hàng không dân sự Việt Nam hôm đó chở tôi nhận nhiệm sở mới hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng vào buổi trưa. Cùng chuyến bay có một nhóm đông ca sĩ trẻ thuộc đoàn Tâm Lư Chiến ra lưu diễn miền Trung, nên khi thấy tôi bước xuống phi trường một tay xách đờn Guitare, một tay xách cây vợt tennis, nhiều người lầm tưởng tôi là nhạc sĩ của đoàn nếu không nh́n bộ quân phục ka-ki vàng nghệ với phù hiệu con rắn quân y thêu màu đỏ trước ngực và 3 bông mai vàng nở trên cổ áo. Những khi nhàn rỗi tôi thích chơi đàn Guitar nên đi xa thường mang đàn theo, tuy chưa bao giờ đàn được một bản nào cho ra hồn, đúng cách. Cây đàn luôn theo tôi khắp mọi nơi, là bầu bạn tuyệt vời và chưa có lần nào hân hạnh được bỏ quên ở hàng cà phê nào đó như trong một bài hát trữ t́nh.

 

Các anh trong Tổng Y Viện Duy Tân ra đón tôi hôm ấy đủ mặt bạn bè thân quen như Thiếu tá Nguyễn văn Thọ (Y sĩ trưởng) mà sau này tôi có gặp lại ở CA, Trung úy Trương Minh Tiến (Trưởng Khoa Ngoại), Trung úy Trần Phước Thọ, Trung úy Tăng Triệt Phú, Trung úy Âu Nhật Chương, Trung úy Tôn thất Cần, trưởng khoa sản… Hầu hết đều là đàn anh trong nghề, học trên tôi nhiều lớp, chỉ có anh Chương là bạn cùng khóa mà thôi. Đáng lư tất cả các anh ở đây đă được thăng cấp từ lâu nhưng thường th́ mai vàng Quân Y ở hậu phương nở chậm, phải mất từ 5 năm trở lên mới thăng được một bậc trong khi mai vàng ngoài chiến tuyến lại nở nhanh hơn nhiều. Giống như phù dung thân phận mỏng manh sớm nở tối tàn, binh lửa càng khốc liệt th́ nhiều khi mai búp chưa kịp nở đă tan tác rụng ngoài biên ải. Tôi vượt cấp mau hơn các anh cũng do công tác ngoài mặt trận, chưa chết là may rồi.

 

Anh Trương Minh Tiến là một bác sĩ nhiệt t́nh, tay nghề cứng cỏi, tôi được biết anh khi hai anh c̣n làm nội trú giải phẫu tại bệnh viện Chợ Rẫy, làm việc dưới quyền của hai bậc thầy nổi tiếng là Giáo sư Trần Quang Đệ và Giáo sư Đặng văn Chiếu, anh Tiến là người đầu tiên hướng dẫn tôi cách cột gút thẳng trong việc băng miệng vết thương khi tôi mới là sinh viên Y khoa năm thứ nhứt.

 

 

Tổng Y Viện Duy Tân là nơi chăm sóc cho thương binh ngoài mặt trận từ Quảng Trị phía Nam bờ sông Bến Hải đến Quảng Ngăi, được đưa về đây bằng trực thăng, băi đáp nằm ngay phía sau Viện. Sau khi về đến nơi, thăm hỏi nhau xong là chúng tôi bắt tay ngay vào công việc. Anh Tiến dẫn tôi đi một ṿng thăm pḥng mổ, pḥng hồi sức, các trại bệnh thuộc khoa Ngoại, giới thiệu tôi với tất cả bác sĩ, nhân viên. Buổi chiều hết giờ làm việc, các anh đưa tôi về Câu Lạc Bộ sĩ quan ở số 4 đường Quang Trung, gần bờ sông Hàn và Ṭa Hành Chánh Tỉnh sau khi cả bọn kéo nhau đi ăn món cháo gà ở Ngă Năm nổi tiếng là ngon tuyệt.

 

Ngày đầu tiên nhận nhiệm sở mới của tôi như vậy cũng tạm xong, nhưng đêm đến, nằm suy nghĩ lại mới thấy có điều ǵ đó không ổn. Ôn lại những mẩu chuyện nghe được trong ngày, tôi mới nhớ ra nét mặt trầm ngâm của anh Đơn vị trưởng khi gặp tôi ngoài phi trường. H́nh như anh cảm thấy khó xử khi thấy tôi mang cấp bậc Đại úy trong khi các anh chuyên nghiệp làm việc lâu năm vẫn c̣n mang Trung úy. Hệ thống chỉ huy nhà binh dựa trên cấp bậc, tôi về làm việc trong pḥng mổ, với cấp Đại úy th́ đương nhiên tôi phải là y sĩ trưởng khoa.

 

Nói về chuyên môn th́ tôi cũng từng là thường trú giải phẫu trong bệnh viện Chợ Rẫy và với thời gian tu nghiệp ở Hoa Kỳ làm việc suốt ngày trong pḥng mổ, tôi cũng có nhiều kinh nghiệm về thực tế cũng như kiến thức ngoại khoa. Phân tích lại vấn đề th́ bác sĩ Trương Minh Tiến là người giỏi về chuyên môn ngành giải phẫu, anh lại là người đức độ được ḷng kính trọng quư mến và phục tài của nhân viên, trong đó có cả tôi.

 

Sáng hôm sau tôi quyết định đến gặp riêng anh để tŕnh bày những suy nghĩ của ḿnh trong việc nhận công tác mới ở đây. Thật ḷng tôi không muốn có sự xáo trộn nào khiến anh em phải bận tâm lo nghĩ, tôi yêu cầu giữ nguyên tổ chức trong khoa, anh vẫn làm Trưởng khoa Ngoại, chỉ đề nghị lập thêm ngành Gây Mê Hồi Sức, tôi xin phụ trách phần hành chuyên môn này để huấn luyện thêm cho nhân viên Y tá pḥng mổ và Pḥng Hồi Sức, đồng thời tôi là người sẽ sẵn sàng tăng cường phụ mổ khi cần thiết.

 

Ư kiến của tôi được chấp thuận và giải quyết thỏa đáng. Không khí trong khoa Ngoại từ đấy thật vui vẻ, không có ǵ lợn cợn giữa anh em cùng ngành nghề. Khi số lượng thương binh tăng, chúng tôi cùng nhau làm việc tới khuya trong tinh thần tương trợ hợp tác. Việc làm đều đặn như vậy kéo dài gần hai năm, đến giữa năm 1964, Bác sĩ Trương Minh Tiến v́ nhu cầu công vụ quan trọng, được Thủ tướng Trần văn Hương gọi về Sài G̣n tôi mới lên thay thế anh. Thời gian này thỉnh thoảng tôi cũng được mời ra bệnh viện Dân Y phụ mổ thịt dư cho trẻ em cùng với bác sĩ Đinh Văn Tùng. Hai bên Quân và Dân Y cộng tác mật thiết để hoàn thành việc chung.

 

 

Nguyễn Duy Cung

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính