Tính chính danh của Việt Nam Cộng Ḥa và bức công hàm của Phạm văn Đồng

 

Nguyễn Thanh Bạch

 

 

 

I.- Về tính chính danh của VNCH

 

Báo Quốc Gia Xuân Mậu Tuất tháng hai năm 2018, trong bài tựa đề “Ngụy quân ngụy quyền? Tính chính danh của VNCH”, người viết có nêu rơ những nét nổi bật liên quan đến tính chính danh của thể chế chính trị VNCH về mặt quốc nội cũng như về mặt quốc tế công pháp.

 

Về mặt quốc nội

Quốc gia Việt Nam được thành lập với cơ sở pháp lư là các Hiệp ước kư kết giữa Chính phủ Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn: Hiệp ước Vịnh Hạ long ngày 7-12-1947 và Hiệp ước Élysée ngày 8-3- 1949.

 

Hai Hiệp ước nầy xác nhận nền độc lập của nước Việt Nam, chính thức thành lập Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tính đến năm 1950, có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam.

 

Thỏa ước Matignon (Accords de Matignon) kư kết ngày 4-6-1954 giữa Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Nguyễn phúc Bảo Lộc và Thủ tướng Pháp Joseph Laniel xác định Quốc gia Việt Nam độc lập, toàn vẹn lănh thổ và tách khỏi Liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp chuyển giao mọi cơ sở hành chánh, quốc pḥng, an ninh cho Quốc gia Việt Nam. Sau cuộc trưng cầu dân ư ngày 23-10-1955, Thủ tướng Ngô đ́nh Diệm thay thế Quốc trưởng Bảo Đại, lên nắm quyền Quốc trưởng. Sau đó, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến để soạn thảo Hiến pháp. Ngày 26-10 -1956 là ngày ban hành Hiến pháp cũng là ngày ra đời của Quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa. VNCH (Đệ nhất và về sau nầy Đệ nhị VNCH) có một thể chế chính trị cộng ḥa do dân bầu (phổ thông đầu phiếu), thực hiện chế độ dân chủ pháp trị, tam quyền phân lập, đa đảng và chủ trương chống Cộng.

 

Về mặt quốc tế

 

Từ năm 1950, đă có 35 nước công nhận chính thức Quốc gia Việt Nam.

 

 

Sau khi VNCH được thành lập, vào năm 1966, có 60 quốc gia trên thế giới công nhận tính chính danh của VNCH.

 

Sau khi xâm chiếm miền Nam (VNCH), Cộng sản VN tiếp tục xin giữ tư cách thành viên của VNCH đối với các định chế tài chánh quốc tế và tiếp tục công nhận một số hiệp ước mà VNCH đă kư kết.

 

 Trước ngày 30 tháng tư năm 1975, chỉ có VNCH là thành viên của các định chế tài chánh quốc tế như là Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF: International Monetary Fund) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB: Asian Development Bank). Sau khi thống nhất Nam Bắc vào tháng 7 năm 1976, CHXHCNViệt Nam đă nộp đơn xin thay thế (substitution) tư cách thành viên của VNCH, chứ không phải là đơn xin gia nhập làm thành viên mới. Cụ thể là với ADB, CHXHCNVN đă tiếp quản 3000 cổ phần của Chính phủ VNCH. Đồng thời, CHXHCNVN cũng tiếp tục được nhận tất cả các khoản vay đă được ADB chấp thuận cho VNCH vay trước đó. Ngày gia nhập ADB của VN hiện nay là ngày 22-9-1966, là ngày mà Quốc hội VNCH phê chuẩn việc tham gia ADB.

 

Ngày 16-12-1976, Chính phủ CSVN đệ tŕnh đơn phê chuẩn Công ước viễn thông quốc tế 1973 (1973 Télécommunication Convention) đă được VNCH kư kết ngày 25-10-1974 tại Hội nghị Malaga-Torremolinos (Espagne) nhưng VNCH chưa kịp phê chuẩn. Đơn đệ tŕnh nêu rơ là việc phê chuẩn được dựa trên những điều kư kết của VNCH.

 

Tư cách thành viên của VNCH với Liên minh Bưu chính quốc tế (UPU) cũng được công nhận từ năm 1951. Vào tháng 7 năm 1974, Chính phủ VNCH đă kỳ kết các văn bản liên quan đến các Quy chế chung (General Regulations và Công ước Liên minh bưu chính Lausanne (Lausanne Universal Postal Convention) nhưng chưa kịp phê chuẩn. Ngày 27-10-1976, Chính phủ CSVN đă phê chuẩn các văn bản nầy và đệ tŕnh lên tổ chức UPU với yêu cầu được thừa kế tư cách của VNCH.

 

Ngoài ra, vào ngày 4-7-1976, chỉ hai ngày sau khi được thành lập, Bộ ngoại giao của Chính phủ VNCS đă gởi công hàm đến Chính phủ Thụy sĩ, tuyên bố khẳng định tiếp tục tham gia các Hiệp ước của Công ước Genève 1949 (1949 Geneva Conventions) mà hai Chính phủ VNDCCH và VNCH đă kư kết trước đây về các vấn đề bảo vệ nạn nhân chiến tranh.

 

“Gán ép” từ “ngụy quân ngụy quyền” cho quân, cán, chính VNCH để miệt thị đối phương là thủ đoạn sở trường của Việt cộng. Phải gọi lại chính thể VNCH cho đúng tên. Trả lại sự thật cho lịch sử là điều tất yếu.

 

 

II.- Về công hàm của Phạm văn Đồng

 

Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm văn Đồng, Thủ tướng VNDCCH (Bắc Việt Cộng sản) gởi cho Chu ân Lai, Thủ tướng Cộng ḥa nhân dân Trung hoa (Trung hoa Cộng sản) một công hàm, có câu như sau: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước CHND Trung hoa quyết định về hải phận 12 hải lư của Trung quốc” …

 

Các học giả, các nhà ngoại giao Trung Cộng thường dùng công hàm nầy để cho là VN Cộng sản đă từng đồng ư chấp nhận quần đảo Hoàng sa và Trường sa (mà Trung hoa CS gọi là quần đảo Tây sa và Nam sa) là lănh thổ của họ. Họ lư luận là VNCS chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975 và như vậy là vi phạm nguyên tắc luật quốc tế estoppel (1)

 

(1)  Estoppel bắt nguồn từ chữ Pháp estoupail, stopper và tiếng la tinh là stupa. Chữ estoppel được từ điển Anh Collins định nghĩa như sau: Estoppel là quy tắc về bằng chứng theo đó một cá nhân không được phép phủ nhận sự thật về điều mà trước đây người nầy đă tuyên bố hoặc về những sự kiện mà người nầy cho là có thật. Nói một cách nôm na, đó là nguyên tắc “phải trước sau như một”.

 

Ngày 30-1-1980, để phản ứng việc VN công bố sách trắng về chủ quyền trên Hoàng sa và Trường sa, Bộ Ngoại giao THCS đă xuất bản tài liệu “Chủ quyền không tranh cải của TQ đối với hai quần đảo Tây sa (Hoàng) và Trường sa”, có đăng cả công hàm của Phạm văn Đồng.

 

Ngày 8 tháng 6 năm 2014, Bộ Ngoại giao CHNDTrung Hoa công bố tài liệu nêu quan điểm của THCS trong vụ giàn khoan, trong đó THCS lập lại các tài liệu như đă công bố năm 1980, đồng thời c̣n đưa ra một tài liệu từ sách giáo khoa môn địa lư lớp 9 phổ thông xuất bản bởi Nhà xuất bản giáo dục tại Hà nội năm 1974. Trong đó, bài đọc về địa lư có đoạn ghi rơ “Ṿng cung đảo từ các đảo Nam sa, Tây sa đến các đảo Hải nam, Đài loan…làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung quốc”.

 

Như vậy, theo lập luận của THCS, với công hàm tháng 9 năm 1958 của Phạm văn Đồng, VNCS đă công nhận chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng sa, Trường sa.

 

Năm 1977, Phạm văn Đồng đă đổi ư và giải thích rằng ông đă gởi công hàm cho Chu ân Lai vào thời điểm đó là v́ nhu cầu chiến tranh.

 

 

Kết luận

 

Cũng nên nhắc lại lịch sử liên quan đến hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

 

Tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 để giải quyết các vấn đề về lănh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, phái đoàn Liên xô ngày 5 tháng 9 năm 1951 đă đề nghị trao trả hai quần đảo nầy cho chủ cũ. Ngày 7 tháng 9 năm 1951, tại Hội nghị nầy, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần văn Hữu, Trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đă lên tiếng tái xác nhận chủ quyền của VN trên 2 quần đảo nầy. Lời tuyên bố của Ngoại trưởng Trần văn Hữu đươc Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản. Và, trong tất cả 51 phái đoàn các nước tham dự, không có phái đoàn nào phản đối, kể cả Liên xô.

 

Dù muốn dù không, sớm muộn ǵ rồi th́ Chính phủ VNCS cũng phải xác nhận môt cách chính thức tính chính danh của VNCH. Trước ngày 30-4-1975, vùng lănh thổ từ vĩ tuyến 17 trở xuống thuộc chủ quyền của Chính phủ VNCH. Các quần đảo Hoàng sa và Trường sa do Chính phủ VNCH quản lư hoàn toàn không thuộc quyền cai trị của Cộng sản Việt Nam.

 

Có xác nhận điều nầy th́ Cộng sản Việt Nam mới có thể đính chánh được sự “hiểu lầm” liên quan đến bức công hàm của Phạm văn Đồng năm 1958.

 

 Và cũng nên tu sửa các sách giáo khoa đă xuất bản.

 

 Đă đến lúc nên xác nhận về tính chính danh của VNCH.

 

 Đă đến lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử. Và đó là một điều tất yếu phải làm.

 

 

Nguyễn Thanh Bạch

 

 

 

     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính