Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh... chỉ là một

- Kỳ 1 -

 

Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, và qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một

 

Nguyễn Văn Huy 

 

 

Mật-thám Pháp đă vô sổ b́a đen vết sẹo ở phần trên của vành tai bên trái của Nguyễn Tất Thành, từ lúc Thành c̣n sống ở Paris và tự xưng là Nguyễn Ái Quốc. Vết sẹo này cũng xuất-hiện trong mọi thời-kỳ của cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ngay cả h́nh-dạng đặc-thù của vành tai bên trái và bên phải của họ cũng giống nhau. Do đó, tất cả chỉ là một người.


Bảng đối-chiếu h́nh chụp vành tai trái của Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh

 

A. Tác-giả và tác-phẩm

 

A.1. Thông tin về Hồ Tuấn Hùng, theo báo Tàu:

 

Hồ Tuấn Hùng là người Đài Loan , thuộc sắc tộc Hẹ (Khách Gia ; tiếng Anh viết là Hakka), sinh năm 1948, từng tốt nghiệp phân khoa Sử học ở Đại học Đài Loan, từng viết sách về Phong thủy và Huyền học , xuất bản sách “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo” vào tháng 11 năm 2008 (do Đài Loan Bạch Tượng văn hóa xuất bản xuất bản).

Xin xem thêm thông tin ở đây:

台學者拋驚人説 越南國父胡志明是中國台灣人?”

 

“Đài học giả phao kinh nhân thuyết Việt Nam quốc phụ Hồ Chí Minh thị Trung Quốc Đài Loan nhân

 

(“Học giả Đài Loan tung ra luận thuyết làm người ta hoảng sợ, rằng cha của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh, là người Tàu Đài Loan”)

 

A.2 Thông tin về Hồ Tuấn Hùng, theo Nguyễn Duy Chính:

 

Trong bài viết “Nhận xét về cuốn Hồ Chí Minh Sinh B́nh Khảo”, đăng trên website BBC vào ngày 31/12/2008 (nghĩa là không quá hai tháng sau khi cuốn sách ra đời), Nguyễn Duy Chính cho một số thông tin như sau:

 

“Về tác giả:

“Theo như tiểu sử của Hồ Tuấn Hùng ghi nơi trang gập b́a trước th́ ông sinh năm 1948 [trong khi trên một số mạng internet th́ lại ghi là 1949], người Miêu Lật, Đài Loan, tốt nghiệp ban Sử trường đại học quốc gia Đài Loan, đă từng dạy học gần 30 năm, có thêm một số chứng chỉ của các cơ quan hành chính thuộc bộ giáo dục và hiện hoạt động trong một tổ chức tư nhân là hội Dịch Kinh Ngũ Thuật.

 

“Ông đă trước tác một số sách vở bao gồm Dịch Kinh Tân Thuyên, Dịch Kinh Đại Diễn Chiêm Phệ, Dương Trạch Phong Thủy, Trạch Nhật Bảo Điển, Lưỡng Hán Mệnh Lư Tư Tưởng Giản Giới.

 

“Những sách này đều thuộc loại chiêm bốc, phong thủy nên chúng ta cũng có thể tin rằng ông thích nghiên cứu về huyền học.”

 

A.3 Những thông-tin khác về Hồ Tuấn Hùng:

 

A.3(a) Website của Bạch Tượng:


http://www.elephantwhite.com.tw/ps/news/item/70ce2b38-1a07-11e0-ae96-e0cb4e2e4eae

 

A.3(b) Save bất cứ trang web nào của Bạch Tượng, độc giả cũng sẽ thấy khẩu hiệu quảng cáo như sau:

 

“Tự phí xuất bản 版、 tự phí xuất thư đích lĩnh đạo giả 者,thế mỗi nhân đạt thành xuất thư đích mộng tưởng ”.

 

(Bạch Tượng là người lănh đạo trong lănh vực tự xuất bản sách, tự ra sách, để cho niềm ước mơ ra sách của mỗi người được đạt thành)

 

A.3(c) Dưới đây là h́nh của Hồ Tuấn Hùng - được trích ra từ một cái video clip của (Bắc Kinh ) Vạn Phương Số Cứ Điện Tử Xuất Bản ):


Hồ Tuấn Hùng


Địa-chỉ của video clip:

 

胡俊熊《胡志明生平考 (Hồ Tuấn Hùng “Hồ Chí Minh sinh-b́nh khảo”

http://218.192.232.24:14001/wfvideo/Video/Play/SE070312139

 

Trong video clip, người giới-thiệu quyển sách “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo là một giảng-sư đại-học (lecturer) tên Hà Lượng Lượng . Độc-giả có thể đọc toàn-văn của bài thuyết-tŕnh của ảnh (ra ngày 08/10/2009) ở đây:

 

何亮亮读《胡志明生平考》:越南国父是台湾人?

(Hà Lượng Lượng độc 读《 Hồ Chí Minh sanh b́nh khảo 考》: Việt Nam quốc phụ thị Đài Loan nhân ?)

 

A.4 Bản dịch của Thái Văn:

 

Quyển “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo” được Thái Văn dịch ra tiếng Việt vào tháng 01/2013 và đăng trên blog vnngaymoi.wordpress.com (và nhiều website tiếng Việt khác). Bản dịch này sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo chính cho bài viết này. Xin xem bản dịch ở đây:

“Mục lục & Lời mở đầu cho Sinh b́nh Khảo”



B. Tại sao Hồ Tuấn Hùng cần khai tử Nguyễn Tất Thành?

 

B.1 Hồ Tuấn Hùng viết sách v́ tin vào những lời đồn:

 

Trong phần “Mục lục và Lời nói đầu”, ở trang 10, Hồ Tuấn Hùng viết:

 

“Nhiều năm trước, một người bạn thương gia Đài Loan đă nói với tôi: “Hồ Chí Minh là người họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La, ông có biết không?” Tin đồn về Hồ Chí Minh thuộc Hồ tộc ở Miêu Lật, Đồng La đă hai lần tôi trực tiếp nghe được. Thông tin nầy làm tôi vừa nghi ngờ vừa phấn khởi. Đây phải chăng là dự báo về thân phận Hồ Chí Minh sắp được giải mật? Có một người họ Hồ, nhân viên Đảng vụ Quốc dân Đảng, thuộc dân tộc Khách Gia Quảng Đông, sinh vào năm Dân Quốc thứ năm mươi, trong dịp về tế tổ họ Hồ ở Miêu Lật có hỏi thân phụ tôi: “Hồ Chí Minh với ông là như thế nào mà có tin đồn ông ta cũng là người Miêu Lật?” Một người nữa là thày thuốc họ Hà kể lại, năm 1945, ông đă theo quân đội Quốc dân Đảng đến Hà Nội có nghe một người Hoa làm nghề buôn thịt lợn nói rằng, Hồ Chí Minh là người đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan. Người anh họ của tôi cũng bảo: “Năm Dân Quốc thứ sáu mươi, anh cùng ông chú đến Bộ Ngoại giao Đài Bắc hỏi thăm tung tích Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) cùng những vấn đề liên quan đến thân phận ông, nhưng không có được câu trả lời cụ thể.” Thời gian gần đây tôi đă hai lần được nghe từ miệng một thương nhân Đài Loan ở Việt Nam nói rơ, Hồ Chí Minh là người Miêu Lật, Đồng La, nhưng không thể kiểm chứng được nguồn gốc thông tin, bởi không một lănh đạo chóp bu nào của Việt Nam chịu tiết lộ bí mật. Từ Việt Nam, tin đồn Hồ Chí Minh là người thuộc họ Hồ sinh quán ở Miêu Lật, Đồng La truyền về Đài Loan, khiến tâm trạng tôi vốn dĩ trầm lặng bỗng nhiên như cháy bùng lên. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam là người Đài Loan! Như vậy, lời khẩu truyền được lưu trong kư ức gia tộc họ Hồ ở Miêu lật, Đồng La thực ra chẳng phải là bí mật của Ông Trời, vấn đề là, chưa t́m được chứng cứ đủ sức thuyết phục mà thôi. Trước đây ít năm, gia tộc có phát hành nội bộ cuốn sách “Giải nghĩa ‘Nhật kư trong tù’ của Hồ Chí Minh”. Qua sơ bộ nghiên cứu tư liệu th́ Hồ Chí Minh đúng là người họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La. Đại thể là, không có lửa làm sao có khói, chỉ tiếc sức lực có hạn, không t́m được chứng cứ để liên kết các sự kiện.”

 

B.2. Những lời đồn và Recycle Bin:

 

B.2(a) Như vậy, Hồ Tuấn Hùng đă nghe qua tổng cộng chín cái tin đồn từ những người như sau:

 

(1) Một người bạn thương gia Đài Loan.

 

(2, 3) Hai người Đài Loan (mà ảnh đă trực tiếp nghe được).

 

(4) Một người họ Hồ ở Đài Loan.

 

(5) Một thầy thuốc họ Hà.

 

(6) Một người Hoa làm nghề buôn thịt lợn ở Hà Nội.

 

(7) Một người anh họ.

 

(8, 9) Một thương nhân Đài Loan ở Việt Nam (nói 2 lần).

 

Tất cả những người trên đều có lai lịch bất minh (v́ Hồ Tuấn Hùng không cho biết tên tuổi để kiểm chứng), do đó tạm thời chúng ta bỏ những lời đồn đó vào Recycle Bin.

 

B.2(b) Lời khẩu truyền, được lưu trong kư ức gia tộc họ Hồ ở Đài Loan, không có ai đứng ra xác nhận, do đó cũng phải được đưa vào Recycle Bin nốt.

 

B.2(c) Về một quyển sách lưu hành trong nội bộ gia tộc (trong đó giải nghĩa “Nhật kư trong tù” của Hồ Chí Minh):

 

Trước đó Hồ Tuấn Hùng đă viết:

“Như vậy, lời khẩu truyền được lưu trong kư ức gia tộc họ Hồ ở Miêu lật, Đồng La thực ra chẳng phải là bí mật của Ông Trời.”

 

Nếu sự kiện “Hồ Chí Minh là ông-chú của ảnh” tồn tại qua khẩu truyền, th́ hiển nhiên là không có quyển sách nào ghi chép chuyện đó. C̣n nếu như có sách ghi, th́ cái gọi là khẩu truyền lại là láo. Ở đây, độc-giả nên chú-ư dấu-hiệu bệnh tâm-thần đầu-tiên của Hồ Tuấn Hùng. Chúng-ta sẽ c̣n trở lại vấn-đề này nhiều lần nữa.

 

Như vậy, quyển sách đó cũng phải được đưa vào Recycle Bin, v́ đương nhiên không có liên quan ǵ tới câu chuyện mà ảnh muốn chứng minh.

 

B.3 Hồ Tuấn Hùng nhét Hồ Tập Chương vào giai đoạn nào của cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc?

 

Hồ Tuấn Hùng viết tiếp:

 

“Để t́m hiểu xem Hồ Chí Minh có phải là người Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan hay không, cần phải khẳng định hai sự kiện sau:

 

(1) Hồ Chí Minh thời kỳ (1890–1932) là Nguyễn Ái Quốc của Việt Nam.

 

(2) Hồ Chí Minh thời kỳ (1933–1969) là Hồ Tập Chương của Đài Loan.”

 

Dưới đây là một trích-đoạn từ bản dịch của Thái Văn:


Trích-đoạn ở trên nằm trong phần “B- Hồ Chí Minh có phải đến từ Đài Loan?” của chương “Mục lục & Lời mở đầu cho Sinh b́nh khảo”.


Nếu Hồ Tuấn Hùng thất bại trong việc khai tử Nguyễn Ái Quốc, th́ chuyện ông-chú (thúc công ) Hồ Tập Chương của ảnh đương-nhiên không cần nhắc tới nữa.  


 C. Nguyễn Ái Quốc là ai?

 

C.1 Năm sanh của Nguyễn Tất Thành:

 

Nhân vật chánh trong sách của Hồ Tuấn Hùng thường được gọi là Nguyễn Tất Thành. Thành sinh năm 1892 tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm sinh đó được ghi trong tờ đơn xin nhập học trường của bộ Thuộc-địa (Ecole Coloniale) của Pháp vào 15/09/1911.


Tờ đơn của Nguyễn Tất Thành xin nhập học trường của bộ Thuộc-địa


Nguyễn Tất Thành không có lư-do để ghi sai năm sanh, v́ Pháp chắc-chắn phải sưu-tra “sơ-yếu lư-lịch” (dùng chữ của Việt Cộng) trước khi chấp-thuận cho ảnh vào học. Ảnh đă cho đúng tên của cha ảnh trong đơn, th́ ắt là không dám cho sai năm sanh để tạo một cái cớ cho Pháp bác-đơn.

 

Cập-nhật vào ngày 08/05/2019:

 

Dưới đây là bản chụp hồ-sơ lư-lịch của Nguyễn Tất Thành, c̣n được gọi là Nguyễn Ái Quấc, lưu-trữ tại Sureté Général (Sở Mật-thám Pháp), Gouvernment de l'Indochine (Chánh-phủ Đông Dương) vào tháng 04/1922. Bản chụp này được in trong trang 267 của quyển “Hồ Chí Minh cứu nước?” của Vy Thanh (xin xem thông-tin về Vy Thanh và quyển này ở phần D.5 ở dưới).

Trang 267, “Hồ Chí Minh cứu nước?” của Vy Thanh


Xin độc-giả chú-ư hàng chữ “Age: plus de 30 ans (1922)”. Câu đó có nghĩa là vào năm 1922 Nguyễn Ái Quốc trên 30 tuổi. 1922 - 30 = 1892. V́ bản báo-cáo được làm vào tháng 04/1922, do đó Nguyễn Ái Quốc sinh trong khoảng tháng 01/1892 - 04/1892. Đây là kết-quả của việc mật-thám Pháp sưu-tra lư-lịch như Nguyễn Văn Huy đă bàn ở trên, trong phần C.1 này.

 

C.2 Tên thật của Nguyễn Tất Thành:

 

C.2(a) Hoàng Văn Chí, trong quyển “Từ Thực-dân đến Cộng-sản”, Chân Trời Mới xuất bản ở Sài G̣n năm 1964 (sau 1975 được tái bản ở bên Mỹ), trang 60, ḍng 2-8, viết như sau:

 

“Theo tục lệ ngày xưa, ông Hồ được cha mẹ lần lượt đặt cho hai tên. Một tên “cúng cơm” lúc c̣n nḥ và một tên “bộ” khi đến tuổi đi học. Tên cúng cơm của ông là “Côông”. Sự thực là Cung, nhưng v́ muốn sau này con cháu khỏi phải kiêng chữ “cung” nên đặt chệch ra là Côông. Tên “bộ” của ông là Nguyễn Tất Thành.”


Trang b́a trước, “Từ Thực-dân đến Cộng-sản”, Hoàng Văn Chí.

Trang 60, “Từ Thực-dân đến Cộng-sản” của Hoàng Văn Chí


Chú thích cho phần C.2(a):

(i) Quyển “Du colonialisme au communisme, l'expérience du Nord-Vietnam” xuất bản lần đầu tiên năm 1962 (v́ tác giả viết lời tựa vào 06/1962 tại Paris) kư tên Hoàng Văn Chí. C̣n bản dịch tiếng Việt “Từ Thực dân đến Cộng Sản” do Mạc Định dịch. Sự thật, Hoàng Văn Chí và Mạc Định chỉ là một người. Xin xem:

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_V%C4%83n_Ch%C3%AD


Hoàng Văn Chí

 

(H́nh trên được trích từ bài “Hoàng Văn Chí” trên Wiki)

 

(ii) Độc giả có thể tham khảo đoạn văn trích dẫn ở trang 33 của bản PDF do nhóm Việt Nam Văn Hiến phổ biến. Xin download ở đây:

 

http://www.vietnamvanhien.net/tuthucdandencongsan.pdf

 

Xin chú ư: trong phần tiểu sử tác giả, từ trang 1 tới trang 4 của bản PDF này gồm có những thông tin lấy từ một website ở Việt Nam:

 

https://voer.edu.vn/m/hoang-van-chi/999543dd

 

Điều mà chúng ta phải lo ngại là những bài viết nào được giữ ở những hosting server ở Việt Nam đều đă được Việt Cộng duyệt qua và chấp thuận. Ngay cả sự việc nội dung những trang đó đă xuất hiện trong Wiki cũng không bảo đảm được tính trung thực.

 

C.2(b) Vũ Ngự Chiêu cho rằng tên thực của ảnh là Côn, chứ không phải Cung và trưng ra bản sao của một lá thư của Hiệu trưởng trường Quốc-học, trong đó chữ Nguyễn-Sinh-Côn được viết ở hai chỗ.



Bản sao của lá thư của Hiệu trưởng trường Quốc-học


Xin xem bài “Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX:HỒ CHÍ MINH—NHÀ NGOẠI GIAO, 1945-1946” của Vũ Ngự Chiêu, đăng trên trang web hopluu.net ngày 23/10/2011.

 

Tuy nhiên, nếu giọng địa phương phát âm là Côông (kiểu như người miền Nam phát âm tiếng Côn), th́ sự việc người không cùng xứ sở với Quốc hiểu lầm tên của ảnh là Côn là một khả năng rất lớn. Xin xem thêm bài “Hồ Chí Minh” của Wiki.

 

C.3 Tại sao Nguyễn Tất Thành có cái tên Nguyễn Ái Quốc?

 

Câu chuyện có thể được tóm tắt như sau đây:

 

Thành đă chôm-chĩa tên-tuổi của nhân vật ảo Nguyễn Ái Quốc do bốn nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, và Nguyễn An Ninh, ở Paris, từng tạo ra trong những năm 1919-1927.

 

Những chứng-cớ và lư-luận cho sự tố-cáo trên được tŕnh-bày với chi-tiết trong bài “Hồ Chí Minh gian hùng sử (1) - Cướp công” của Nguyễn Văn Huy.

 

C.4 Quy ước về việc gọi tên:

 

C.4(a) Trong bài viết này, chúng ta không cần quan tâm đến cái tên Hồ Chí Minh, v́ cái tên này chỉ xuất hiện từ sau năm 1940.

 

Hồ Tuấn Hùng sẽ được gọi tắt là Hồ, v́ người Tàu và người Tây phương, khi trích dẫn tên tác giả một bài viết hay một đoạn văn, thường kêu “họ” (tính) chứ không kêu “tên” (danh).

 

Nguyễn Tất Thành sẽ được gọi là Nguyễn Ái Quốc, hay vắn tắt hơn, Quốc, v́ người Việt ḿnh thường kêu tên, thay v́ kêu họ.

 

C.4(b) Quyển “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo” xuất bản năm 2008 sẽ được gọi là “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo 2008”. C̣n bản web năm 2013 sẽ được gọi là “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo 2013”.


D. Mật-thám Pháp luôn-luôn có thể nhận-diện Nguyễn Ái Quốc qua vết sẹo ở vành tai trái

 

D.1 Nguyễn Ái Quốc có một vết sẹo ở chót tai trái, theo Hoàng Tùng:

 

Sau khi Hồ Chí Minh xuất hiện ở Hà Nội năm 1945, Mật thám Pháp nhận ra anh này chính là người từng tự xưng là Nguyễn Ái Quốc và cháu của Phan Chu Trinh ở Paris. Họ xác minh lư lịch qua vết sẹo ở vành tai trái của Hồ (xin xem phần D.2(a) ở dưới). Nguồn gốc của vết sẹo này được Hoàng Tùng (1920-2010) kể trong bài “Những kỉ niệm về bác Hồ” như sau:

 

“Khoảng tháng 10 năm 1945, khi bà Bạch Liên, chị ruột của Bác, biết em ḿnh trở về, đă ra Hà Nội muốn gặp. Gặp Bác, bà nắm tai Bác kéo lên và kêu:

 

“Đúng nó đây rồi!” Bà nhận ra v́ Bác có cái sẹo nhỏ ở tai, khi c̣n bé ở nhà câu cá, giựt câu bị lưỡi câu mắc vào tai.”

 

Xin xem nguyên-văn ở đây:

 

http://www.diendan.org/viet-nam/tu-lieu-hoang-tung-1920-2010-noi-ve-ho-chi-minh/

 

hoặc ở một số website khác.

 

D.2 Hồ-sơ của Mật-thám Pháp về vết sẹo ở vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc, trích từ sách của Sophie Quinn-Judge:


Sophie Quinn-Judge

H́nh trên được trích từ trang web:

“Vietnamese Architecture: Between Globalization and Identity Crisis”

 

D.2(a) Quyển “Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941” (“Hồ Chí Minh: những năm biệt tích trên chốn giang hồ, 1919-1941”. Cái tựa này do Nguyễn Văn Huy dịch và thuận tay cho thêm chút mắm muối  ) viết bởi Sophie Quinn-Judge, xuất bản lần đầu năm 2003 ở Anh-quốc bởi C. Hurst & Co. (Publishers) Ltd.

 

Ở trang 21, ḍng 31-34, Sophie Quinn-Judge viết:

 

“Both brother and sister remembered that their sibling had injured one ear in a childhood accident. (The scarred upper portion of Ho's left ear would become the French key to his identity over the years 40).

 

(“Cả người anh và người chị đều nhớ rằng người em của họ đă bị thương ở một lỗ tai trong một tai nạn hồi c̣n nhỏ. (Phần trên của lỗ tai trái của Hồ và vết sẹo trên đó sẽ trở thành ch́a khóa để cho người Pháp xác định lư lịch của ảnh trong những năm sau này 40)”)

 

(Nguyễn Văn Huy in đậm)


Trang 21, “Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941”


(40) AOM, SPCE 364, e.g. Extrait d'un cablegramme, 5 Dec. 1919.

 

(40 “AOM, SPCE 364, chẳng hạn, đoạn văn trích ra từ một cái điện tín nhận được vào ngày 05/12/1919”. (Trang 262)


Chú-thích số 40 cho trang 21 của quyển “Ho Chi Minh: the missing years”

Chú thích cho phần D.2(a):

(i) e.g. là tiếng Latin, h́nh thức viết tắt của từ ngữ “exempli gratia”, có nghĩa là ‘để cho một thí dụ” (“for the sake of example”)

 

(ii) Theo chú thích của Qinn-Judge ở trang x (tức là trang 10 của phần Giới thiệu th́:

 

1) AOM: Archives d’Outre-Mer (Hải ngoại Thư khố).

 

2) SPCE: Service de Protection du Corps Expéditionnaire”.

 

(iii) Nhiệm vụ của SPCE được mô tả trong bài “Sở Liêm phóng Đông Dương” của Wiki, như sau:

 

“Sở Liêm phóng Đông Dương hay Sở Mật thám Đông Dương (tiếng Pháp: Sûreté général indochinoise) là một cơ quan t́nh báo, mật thám và an ninh của chính quyền Liên bang Đông Dương, hoạt động từ năm 1917 đến hết thời Pháp thuộc.”

 

“Tháng 3 năm 1945 khi Đế quốc Nhật Bản đảo chánh chính quyền Đông Pháp trao độc lập cho Đế quốc Việt Nam th́ cơ chế Sở Liêm phóng bị triệt hạ. Tháng 9 năm đó khi người Pháp mở cuộc tái chiếm Nam Kỳ th́ họ mới lập lại Sở Liêm phóng dưới sự điều khiển của Georges Buis, sau giao cho Pierre Perrier. André Moret làm chủ sự Bắc Kỳ.

 

“Năm 1949 khi Pháp chuyển nhượng quyền cho Quốc gia Việt Nam th́ sở Liêm phóng ở ba kỳ cũng giao cho chính quyền mới (Nam Kỳ chuyển giao tháng 3, 1950; Bắc Kỳ tháng 6, 1950; và Trung Kỳ tháng 7 năm 1950). Tuy nhiên một bộ phận nhạy cảm th́ họ vẫn giữ kín và lập riêng Cao ủy Đông Dương An ninh Vụ Services de Sécurité du Haut-Commissariat en Indochine. Cơ quan này giải thể năm 1953 khi chính phủ Quốc gia Việt Nam đ̣i thực thi chủ quyền. Cao ủy Đông Dương An ninh Vụ nhập thành Service de Protection du Corps expéditionnaire cho đến khi người Pháp rút hẳn khỏi Việt Nam.”

 

Vậy th́ SPCE là hậu thân của Sở Mật thám Đông Dương

 

D.2(b) Ở những trang h́nh ảnh ở giữa trang 56 và trang 57 của “Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941”, có một tấm h́nh chụp chân dung của Nguyễn Ái Quốc. Hàng chữ lí nhí ở dưới tấm h́nh là như sau:

 

“Nguyen Ai Quoc (Ho Chi Minh) as he appeared in Moscow in 1924. His scarred left ear, which the French used as a key to his identity, is clearly visible”

 

(“Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lúc xuất hiện ở Moscow vào năm 1924. Lỗ tai trái có vết sẹo, mà người Pháp dùng để xác định lư lịch của anh ta, có thể thấy rơ ràng”)


H́nh 3: Nguyễn Ái Quốc ở Moscow năm 1924 (nguồn: 'Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)


Xin xem tấm h́nh trên và một số h́nh khác ở trong bản scan của Google Books:

“Nguyen Ai Quoc (Ho Chi Minh) as he appeared in Moscow in 1924”

 

Chú thích cho phần D.2(b):

Diên Vỹ và Hoài An đă dịch quyển “Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941” ra tiếng Việt với cái tựa là “Hồ Chí Minh: những năm tháng chưa được biết đến (1919‐1941)”. Độc giả có thể download sách ở đây:

http://phusaonline.free.fr/ChinhLuan/HCM_missing_years.pdf

 

D.3 Hồ-sơ của Mật-thám Pháp về vết sẹo ở vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc, trích từ sách của William Duiker:

 

D.3(a) William J. Duiker là tác giả của quyển “Ho Chi Minh: a life”, xuất bản lần đầu  năm 2000 bởi Hyperion ở Nữu Ước. Sách dầy khoảng 695 trang. (*) 


William Duiker

 

Chú thích cho phần D.3(a):

H́nh ở trên được trích ra từ phim tài liệu tiếng Anh “Secrets of War: Vietnam - A War Unwanted”, tập 5 “Ho Chi Minh's Revolution”, của “The DocuMedia Group”, phát hành năm 2013.

 

D.3(b) Ở chương 2, trang 69, ḍng 6-15, của quyển sách, William Duiker viết về thời kỳ Quốc ở Paris (từ 1919 tới 1923) như sau:

 

“The police now kept Quoc constantly under surveillance and continued their efforts to obtain precise information on his background. The authorities remained convinced that Nguyen Ai Quoc was the same Nguyen Tat Thanh who had taken part in the disturbances in Hué in the summer of 1908. They had interviewed his father, his sister, and his brother, and were looking for telltale markings on his body to verify his identity. For example, they heard he had a scar on his ear from a childhood accident. While he was in the hospital in 1920 for an abscess on his right elbow, the police attempted to photograph him 35.)”

 

(“Bây giờ cảnh sát thường xuyên giám sát Quốc và tiếp tục nỗ lực thu lượm những tin tức chính xác về gốc gác của ảnh. Những giới chức thẩm quyền khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc chính là Nguyễn Tất Thành, người đă tham gia vào những cuộc gây rối ở Huế vào mùa hè năm 1908. Họ đă phỏng vấn cha, chị và anh của Quốc, và t́m kiếm những dấu vết giúp nhận dạng trên người của ảnh, để xác minh lư lịch của ảnh. Chẳng hạn, họ nghe rằng ảnh có một cái sẹo trên vành tai do một tai nạn lúc c̣n bé. Năm 1920, trong lúc ảnh vô nhà thương v́ cùi chỏ bên phải có một bọng mủ, cảnh sát t́m cách chụp h́nh ảnh 35.”)

 

(35 See Report of August 10, 1920, in SPCE, Carton 364, CAOM. As for Quoc’s role in the 1908 demonstrations in central Vietnam, see “Note de Jean,” December 8, 1919 in SPCE, Carton 364, CAOM) (Trang 592, chú thích số 35)

 

(35 Coi báo cáo của 10/08/1920, trong SPCE, Thùng giấy số 364. CAOM. Về vai tṛ của Quốc trong những cuộc biểu t́nh năm 1908 ở miền Trung Việt Nam, hăy coi “Bản ghi chú của Jean” vào ngày 08/12/1919 trong SPCE, Thùng 364, CAOM”)

 

(*) Chú thích của Duiker:

CAOM: Centre des Archives d’Outre-Mer, Aix-en-Provence, France.


Trang 69, “Ho Chi Minh: a life” của William Duiker


Chú thích cho phần D.3(b):

(i) Trung tâm Thư-khố cho Hải-ngoại, Aix-en-Provence, Pháp. Tên mới là Archives nationales d'outre-mer (ANOM). Website ở đây:

http://www.archivesnationales.culture.gouv.fr/anom/en/

 

C̣n Aix-en-Provence là một thành phố nhỏ ở miền Nam nước Pháp, cách Marseille chừng 30 km về phía Bắc. Xin xem thêm bài của Wiki:

“Aix-en-Provence”

 

(ii) Ở trên kia, William Duiker nói rằng nhà cầm quyền Pháp “phỏng vấn” (interviewed) gia đ́nh Nguyễn Ái Quốc. Mật thám Pháp mà lại lịch sự như vậy sao? Vào năm 1923, sau khi Quốc lẻn đi Nga, Mật-thám Pháp lại “phỏng vấn” cha của Quốc một lần nữa. Mời độc giả xem một bức h́nh chụp trích từ quyển “Tiểu sử Hồ Chí Minh” của Pierre Brocheux (có thêm một số thông tin về tác giả này ở những đoạn E.4(c)-E.4(f)):


Trong h́nh, Nguyễn Sinh Huy sợ quá chắp tay niệm Phật. Cái này phải gọi là bắt bớ và tra khảo, chứ không thể gọi là “phỏng vấn” được.


D.3(c) Trong bản in, giữa trang 234 và 235 là phần h́nh ảnh in trên giấy tốt. C̣n trong bản Kindle, phần h́nh ảnh nằm giữa chương 9 và chương 10. Trong cả hai bản, tấm h́nh thứ 22 là h́nh chụp chân dung Quốc với vành tai trái hiện ra đầy đủ và cổ có đeo cà-vạt. Duiker chú thích như sau:

 

“Ho Chi Minh shortly after his arrival in the Soviet Union in 1923. This photograph, which clearly displays the unusual shape of his left ear, belies his later claim to an acquaintance that he had never worn a necktie in his entire life.”

 

(“Hồ Chí Minh sau khi mới tới Liên Xô vào năm 1923. Bức h́nh (phô bày rơ ràng h́nh dạng bất thường của lỗ tai bên trái) này cho thấy sự giả dối của lời tuyên bố sau này của ảnh với một người quen rằng, suốt đời, ảnh chưa bao giờ đeo cà-vạt”)

 

(Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

 

Tấm h́nh thứ 22 dưới đây được scan trực tiếp từ trong sách của Duiker ra:


Nguyễn Ái Quốc ở Nga năm 1923 (nguồn: “Ho Chi Minh: a life”)

Chú thích cho phần D.3(c):

(i) Trong cái link dưới đây, trước đây độc-giả có thể xem tấm h́nh ở trên và nhiều trang sách trong quyển sách dày cộm của William Duiker. Nhưng sau khi có một thỏa-hiệp giữa Google và những hiệp-hội của các nhà văn, Google Books không đăng tấm h́nh nào trong Preview của quyển “Ho Chi Minh: a life” nữa. Bây giờ, độc-giả chỉ có thể xem được chữ viết mà thôi:

 

“Ho Chi Minh: A Life”

 

Trước khi có thỏa-hiệp giữa Google và Authors Guild, hai bên đă đấu nhau nhiều trận ở ṭa án rồi. Xin độc-giả xem một bài viết trên Internet tóm-tắt kết-quả của cuộc chiến:

 

“After 10 Years, Google Books Is Legal”

 

(ii) Về quyển “Ho Chi Minh: a life”, độc giả có thể mua bản in secondhand (dùng rồi) với giá 4-5 đô Mỹ, hoặc bản eBook dạng Kindle của Amazon với giá 18.20 đô Mỹ. Về bản Kindle, sau đó phải kiếm free software để xóa code bản quyền (chuyện này hợp pháp, v́ độc giả đă mua copy đó rồi), sau đó phải kiếm free software khác để đổi sang format Rich Text hoặc PDF. Tới đây có thể cut and paste để viết bài được rồi. Tuy nhiên, bản điện tử có cái dở là người đánh máy không đánh số trang, do đó không tốt cho việc dẫn chứng hoặc tham khảo.

 

(iii) Nếu bị trở ngại tiếng Anh, độc giả có thể xem bản dịch của Lâm Hoàng Mạnh và Nguyễn Học ở website “Việt Nam Thư-quán”. Xin bấm vào cái link dưới đây:

 

“Hồ Chí Minh- Chân Dung Một Cuộc Đời”

 

Xin độc giả lưu ư: Hồ Chí Minh là thần tượng của William Duiker. Nguyễn Văn Huy đă có ư kiến về quan điểm viết sách của Duiker qua một bài phê b́nh (review) trong website của Amazon. Xin xem bài đó qua cái link sau đây:

 

“Duiker's fanatical admiration of Ho ruins his own book”

 

D.4 Mật-thám Pháp từng ghi-nhận sự khác-biệt về h́nh-dạng giữa hai chót tai của Nguyễn Ái Quốc, theo Hoàng Văn Chí:

 

Sau đây là một bằng cớ về việc Mật-thám Pháp đă dùng nhiều dấu vết khác nhau để nhận dạng Quốc. Hoàng Văn Chí, trong quyển “Từ Thực-dân đến Cộng-sản” cho biết sự việc Mật thám Pháp khám phá lai lịch của Hồ Chí Minh xảy ra như sau:

 

(a) “Nhân dân Việt Nam bắt đầu nghe tên Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 1945. Ngày 28 tháng 8 năm đó (nghĩa là ngay sau ngày Việt Minh cướp chính quyền) báo chí Hà Nội công bố thành phần Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Trước đấy, chưa ai nghe đến tên Hồ Chí Minh bao giờ, và mọi người đều thắc mắc về cái tên hơi kỳ lạ đó. Nhiều người cho rằng cái tên đó văn hoa quá không phải là tên thật mà chỉ là tên hiệu. Dư luận bàn tán về lư lịch ông Hồ Chí Minh, nhất là các nhân viên trong tân chính phủ hồi ấy lại càng băn khoăn hơn, và tất cả đều nóng ḷng muốn biết rơ ông Hồ là ai và tên thật là ǵ. Nhưng rồi cũng chẳng phải chờ lâu, v́ chỉ mấy hôm sau bắt đầu có tin đồn Hồ Chí Minh là tên mới của Nguyễn Ái Quốc, con người bí mật đă từng “khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam”. Khi nghe tin đồn này, sở Mật thám Pháp đă lập tức lục lại hồ sơ để t́m ảnh Nguyễn Ái Quốc. Theo hồ sơ chính thức th́ Nguyễn Ái Quốc đă chết ở Hồng Kông năm 1933. Khi đem so sánh bức ảnh đă phai nhạt của Nguyễn Ái Quốc...”

 

Chú thích cho phần D.4(a):

(i) Mật-thám Pháp đă chụp h́nh Nguyễn Ái Quốc từ bao giờ? Quinn-Judge trong “Ho Chi Minh: the missing years”, trang 30, ḍng 19-22, cho biết:

 

“But Ho would not succumb to the Sûreté's pressures: he had already been summoned to the Prefecture of Police on 20 September, where he had been photographed and interrogated. After the questioning he went straight to the Human Rights League to complain of police harrassment  79.”

 

(“Nhưng Hồ sẽ không chịu khuất-phục trước áp-lực của Mật-thám Pháp: vào ngày 20/09/1920, ảnh đă bị Nha Cảnh-sát kêu lên làm việc, ở đó ảnh bị chụp h́nh và thẩm-vấn. Sau khi bị “quay”, ảnh vọt tới ngay Hội Nhân-Quyền (Human Rights League) để “khiếu-kiện” về sự áp-bức (làm khó-dễ) của cảnh-sát 79.”

 

(79 AOM, SPCE 364, Guesde note pour M.le Ministre, 12 Oct 1920)

 

(79 AOM, SPCE 364, thư của Pierre Guesde (*) gởi cho Bộ trưởng vào ngày 12/10/1920) (Trang 263, chú thích số 79)


Trang 30, “Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941” của Sophie Quinn-Judge


(ii) Pierre Guesde là Tổng thanh tra quân đội Đông Dương và người Đông Dương. Xin xem thêm thông tin trong hai bài của Wiki:

“Indochinese Workers in France (Indochina)”

“Les Intérêts Coloniaux en Indochine”

 

“... với những tấm ảnh của ông Hồ bán đầy đường Hà Nội, sở Mật thám Pháp mới biết họ Nguyễn vẫn c̣n sống, và sau 10 năm ẩn náu trong bóng tối đă trở lại chính trường dưới cái tên Hồ Chí Minh. Các chuyên viên sở Mật thám Pháp quyết đoán Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc mặc dầu sau 20 năm gian khổ, vóc dáng và nét mặt họ Nguyễn có thay đổi rất nhiều. Bằng cớ là vành tai phải của hai bức ảnh đều nhọn, trong khi tai bên trái vẫn đều đặn.

 

(Nguyễn Văn Huy in đậm)


Trang 54, “Từ Thực-dân đến Cộng-sản” của Hoàng Văn Chí


(b) “Nhưng ông Hồ cứ chối như Cuội, nói rằng ḿnh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ngay cả khi tướng Salan, đại diện Pháp dự cuộc đàm phán năm 1946, hỏi thẳng vào mặt ông Hồ, ông vẫn một mực chối căi”. (Trang 53, ḍng 15-28; trang 54, ḍng 1-19 của bản in. Trang 32 của bản PDF)



D.5 Sở Cảnh-sát Paris từng ghi-chú những đặc-điểm trên hai vành tai của Nguyễn Ái Quốc, theo Vy Thanh Nguyễn Văn Thùy:

 

Vy Thanh Nguyễn Văn Thùy là tác-giả của quyển sách dày 630 trang, tựa-đề là “Hồ Chí Minh cứu nước?”, xuất-bản vào năm 2016 bởi nhà xuất-bản “Tủ sách Sự-thật thật”, California, Mỹ.


Vy Thanh Nguyễn Văn Thùy

H́nh trên được trích ra từ cái video clip trên Youtube:

 

“3778 Ca Sỹ Ngọc Hà Và Nhạc Sư Lê Văn Khoa Hội Luận Với Học Giả Vy Thanh Về Tác Phẩm Biên Khảo Hồ Chí”


Trang b́a trước của quyển “Hồ Chí Minh cứu nước?” của Vy Thanh


Ở trang 73, Vy Thanh viết:

 

“Trong mấy tấm ảnh liệt kê tại các trang trước nên chú ư đến các chi tiết điểm đặc biệt (particulars/ signalements) trên mặt của Nguyễn Ái Quốc do Sở Cảnh sát Paris dùng để nhận dạng đúng là Hồ Chí Minh:

 

(1) vành tai trái: thẹo 1.2 cm b́a trên,

 

(2) vành tai mặt: cong, nhô phần giữa.”


Trang 73, 'Hồ Chí Minh cứu nước?' của Vy Thanh


Sau đây là hai tấm h́nh của Viện Bảo-tàng Hà Nội mà Vy Thanh đưa ra ở trang 74 để minh họa:


Vành tai phải của Hồ Chí Minh cong, nhô phần giữa, theo Vy Thanh


Vành tai trái của Hồ Chí Minh đứt một miếng dài khoảng 1 cm 2, theo Vy Thanh


Tấm h́nh trên được chụp vào ngày 05/06/1964 tại Hà Nội, trong một cuộc phỏng-vấn của hăng phim INA (xem đoạn phim phỏng-vấn ở phần F.9). Xin xem thêm ở đây:

 

“Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc phỏng vấn với phóng viên Pháp”

 

Tấm h́nh trên được cắt ra từ tấm h́nh dưới đây:


Hồ Chí Minh trong cuộc phỏng-vấn của hăng phim INA vào ngày 05/06/1964 tại Hà-Nội.

 

Vết sẹo trên vành tai trái của Hồ Chí Minh nh́n thấy rất rơ.


Hai tấm h́nh trên được trích ra từ đây:

http://img.loigiaihay.com/picture/event/2015/0919/ho-chi-minh.jpg



Chú thích cho phần D.5:

Như vậy điều Hoàng Văn Chí viết về h́nh dáng khác thường của hai vành tai của Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn ăn khớp với nguồn thông tin của Vy Thanh và của Duiker (xem phần D.3(c) ở trên).

 

Xin so sánh h́nh 14A ở dưới với h́nh (15) phần F.2.


nh 14A: Chót tai phải của Nguyễn Ái Quốc nhọn

 

Nguồn:

“Bộ sưu tập h́nh ảnh lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh”



E. Hồ Tuấn Hùng phủ nhận vết sẹo ở vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc

 

E.1 H́nh Nguyễn Ái Quốc chụp vào năm 1921 là h́nh thật:

 

Trong Thiên 2, đoạn 14.12, Hồ Tuấn Hùng trưng ra tấm h́nh Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội của đảng Cộng-sản Pháp ở Marseille vào năm 1921. Hồ không thắc mắc ǵ về tấm h́nh này.


Phần 14.12, Thiên 2, của quyển Hồ Chí Minh Sinh B́nh Khảo 2008


Nguyễn Ái Quốc ở Marseille năm 1921


(Tấm h́nh trên được trích từ trang “Congrès communiste de Marseille: Nguyen Aïn Nuä'C délégué indochinois”)

 

E.2 Trong “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo 2008”, Hồ Tuấn Hùng cho rằng ảnh Nguyễn Ái Quốc (đánh số 1), trích từ sách của William Duiker, là ảnh giả:

 

E.2(a) Trong Thiên 2, phần 14.26 của Hồ Chí Minh Sinh B́nh Khảo (bản dịch của Thái Văn), Hồ Tuấn Hùng lại viết:

 

“Như ảnh (1), (2), ảnh (1) là Nguyễn Ái Quốc, ảnh (2) là Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương). Tôi nhận ra tấm ảnh Nguyễn Ái Quốc nầy, cơ bản là ảnh giả, nhất là phía tai trái hiện ra rất rơ.”


Screenshot phần “A - Ảnh chụp trong hồ sơ Nguyễn Ái Quốc”, Phụ-lục 1, Thiên 2 của quyển Hồ Chí Minh Sinh B́nh Khảo (bản dịch của Thái Văn)


nh (1) và ảnh (2) trong Thiên 2, phần 14.26, của “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo”, ấn-bản năm 2008, đăng trong phần Phụ-lục 1

 

Chú thích cho phần E.2(a):

(i) Hồ Tuấn Hùng nh́n thấy Nguyễn Ái Quốc trong ảnh (1) không giống với Quốc trong h́nh chụp ở Marseille năm 1921 (xem phần E.1), nhất là vành tai trái hoàn toàn khác. Do đó ảnh đúng, khi nói đó là ảnh giả. Điều đó cũng có nghĩa là Duiker phát-tán h́nh giả qua quyển “Ho Chi Minh: a life” của ảnh. Chúng ta sẽ trở lại với vấn đề này trong phần E.4 ở dưới.

 

(ii) Ảnh (2) chính là h́nh chụp thứ 22 trong quyển “Ho Chi Minh: a life” của William Duiker (xin xem lại phần D.3(c) ở trên). Duiker lấy tấm h́nh này từ Thư-khố Quốc-gia của Nga. H́nh chụp ở Moscow vào năm 1923.

 

E.2(b) Trong Thiên 2, Phụ lục 1, phần “A- Ảnh chụp trong hồ sơ Nguyễn Ái Quốc”, về ảnh (1) Hồ Tuấn Hùng viết:

 

“Ảnh chụp năm 1923 tại Pháp trong “Truyện Hồ Chí Minh” của William J. Duiker là Nguyễn Ái Quốc. (Theo tác giả, tấm ảnh Nguyễn Ái Quốc nầy vào mùa xuân năm 1925 tại Quảng Châu, cơ bản là ảnh giả)”

 

Chú thích cho phần E.2(b):

(i) Trong sách, William Duiker không hề viết tấm ảnh đó được chụp hồi nào (xem phần E.4(a) ở dưới), vậy mà Hồ Tuấn Hùng lại đặt lời vào trong miệng của Duiker, rằng đó là năm 1923. Thật là xạo quá .

 

(ii) C̣n câu thứ 2, đáng lẽ dành cho ảnh (4) (xem h́nh dưới), mà Hồ Tuấn Hùng lại nhét vào phần đó, thật là điên.

 

nh (4) trong 'Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo'

 

(iii) Trong Thiên 2, đoạn 14.26, Hồ Tuấn Hùng viết:

 

“Tấm ảnh Nguyễn Ái Quốc (trong hồ sơ), phía trên cùng bên phải, William J. Duiker không ghi chú thời gian. Tác giả Trung Quốc Tào Tấn Kiệt trong tác phẩm “Các lănh đạo Quốc gia Nước ngoài trong Chiến tranh chống Nhật tại Trung Quốc”, ghi chú ảnh chụp vào mùa xuân năm 1925 tại Quảng Châu.”

 

Những lời nói trên là dành cho ảnh (4). Vấn đề là Hồ Tuấn Hùng dựa vào chỗ nào để căi với Tào Tấn Kiệt rằng đó là Hồ Tập Chương mà không phải là Nguyễn Ái Quốc, khi mà ảnh chưa hề biết mặt ông-chú đă chết lâu đời, và cũng chưa hề đưa lên web một tấm h́nh nào của Hồ Tập Chương từ trong album của ḍng họ của ảnh (thí dụ như h́nh bé Chương ở truồng tắm sông ) để có thể thuyết phục độc giả được?

 

Độc giả nào đọc được tiếng Tàu th́ cứ download sách của Tào ở dưới. Cái tựa dài chưa từng thấy :

 

Song-ngữ Việt-Hán:

 

“Kháng Nhật chiến tranh trung tại Trung Quốc đích ngoại quốc quốc gia nguyên thủ Hàn Quốc Kim Cửu Triều Tiên Kim Nhật Thành Việt Nam Hồ Chí Minh tại Trung Quốc

 

Hán-văn:

 

抗日战争中在中国的外国国家元首 韩国金九、朝鲜金日成、越南胡志明在中国.pdf”

http://m.panduoduo.net/r/8221798

 

Nói tóm lại trong một câu, Hồ Tuấn Hùng chơi tṛ lấy ngón tay chỉ một bầy vịt trời và tuyên bố rằng vịt này của ảnh nuôi, vịt kia của tía ảnh nuôi .

 

E.3 Trong “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo 2013”, Hồ Tuấn Hùng cho rằng duy-nhất chỉ có ảnh (1) là ảnh Nguyễn Ái Quốc thật:

 

Trong phiên bản web ngày 30/09/2013 (Nguyễn Văn Huy download vào ngày 02/04/2015), ở phần “Phụ kiện nhất ” (Phụ-lục 1), “bút giả án ” (người viết chú thích), Hồ Tuấn Hùng viết:

 

“duy hữu nhất trương 1920 niên phách nhiếp đáo đích chiếu phiến 片, thị chân chánh Nguyễn Ái Quốc bổn nhân nguyên mạo đích chiếu phiến ( như hạ đồ ).”

 

(“duy chỉ có một tấm h́nh chụp vào năm 1920 là h́nh chụp diện mạo của con người Nguyễn Ái Quốc chân chánh (như h́nh dưới đây)”)


Trong “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo 2013”, Hồ Tuấn Hùng cho rằng tấm h́nh ở trên là ảnh thật duy nhất. Nhưng, trong quyển 'Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo 2008”, đó lại là ảnh (1) mà Hồ cho là ảnh giả. Hiện nay, h́nh trên không c̣n nữa, chỉ c̣n lại cái khung.


Chú thích cho phần E.3:

(i) Hồ Tuấn Hùng viết láo nhiều quá rồi đâm khùng. Ảnh ở trên chính là ảnh (1) phần E.2(a) mà Hồ đă từng tuyên bố là ảnh giả, thế mới chết chứ .

 

Xin kiểm tra ở đây:

《胡志明生平考》全文登錄

 

(ii) Nhưng chỉ mới trong vài tháng qua (ngày viết đoạn văn này là 14/08/2015), trong bản web năm 2013, Hồ Tuấn Hùng đă rút hết tất cả h́nh ảnh trong Thiên 2, kể luôn ảnh (1), chỉ c̣n chừa lại cái khung . Như vậy, xem ra ảnh tự biết ḿnh đă sai, cho nên mới làm như vậy. Điều này sẽ được chứng-minh trong phần E.7 ở dưới.

 

E.4 Nguồn-gốc thật của một tấm ảnh giả:

 

E.4(a) Ảnh (1) của Hồ Tuấn Hùng chính là tấm h́nh thứ 21 trong phần h́nh ảnh của quyển “Ho Chi Minh: a life” của William Duiker, như dưới đây:


Nguyễn Ái Quốc ở Paris - không biết năm chụp (nguồn: 'Ho Chi Minh: a life' của William Duiker)

 

Trong h́nh trên, William Duiker chú thích như sau:

 

“During his years in Paris, Ho Chi Minh was followed closely by agents of the Sûreté, who frequently took surreptitious photographs of him to try to ascertain his true identity. Here he is photographed near the fashionable Place de la Concorde. The photographer, a fellow Vietnamese living in France, was secretly serving as an agent for the French police.”

 

(“Trong những năm ở Paris, Hồ Chí Minh bị thám tử của Sở Mật-thám theo dơi chặt chẽ. Họ thường bí mật chụp h́nh anh ta để xác định lư lịch thật sự. Ở đây, ảnh được chụp h́nh ở gần công trường Place de la Concorde kiểu cọ. Người chụp là một người bạn Việt Nam sống ở Pháp. Người này bí mật làm việc cho cảnh sát Pháp.”)

 

Chú thích cho phần E.4(a):

(i) Công trường: trong thời Việt Nam Cộng Ḥa, từ ngữ “place publique” (tiếng Pháp) và “public square” (tiếng Anh) được dịch sang tiếng Hán Việt là “công chúng quảng trường ” (hoặc là “công cộng quảng trường ”) và được gọi tắt là “công-trường”. Thí dụ như “công-trường Quách Thị Trang”.

 

(ii) Công trường “de la Concorde” được xây dựng rất kiểu cọ. Xin xem thêm bài của Wiki:

 

“Place de la Concorde”

 

E.4(b) Nguồn-gốc của ảnh (1), theo thông-tin của Pierre Brocheux:

 

E.4(b)(1) Có một người Việt Nam sống ở Pháp, nhưng có quốc tịch Pháp từ hồi c̣n ở Việt Nam, tên là Pierre Brocheux. Anh này có ḷng ái mộ Nguyễn Ái Quốc một cách cuồng nhiệt giống như William Duiker. Xin xem thêm ở đây:

 

“Sử gia Pháp: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lănh tụ rất nhân văn”


Pierre Brocheux trong một cuộc hội thảo chuyên đề về vấn đề thuộc địa, do Đại-học Quốc-gia Colombia ở Nam Mỹ tổ chức, vào năm 2011.

 

H́nh trên được trích ra từ trong video clip trên Youtube:

“Seminario La Cuestión Colonial Pierre Brocheux1.wmv”

 

E.4(b)(2) Brocheux từng viết một bài khảo cứu bằng tiếng Pháp tựa đề là “Une histoire croisée: l’immigration politique indochinoise en France, 1911-1945’’ (“Một giao điểm lịch sử: chánh sách nhận người Đông Dương vào cư trú ở Pháp, vào những năm 1911-1945”), đăng lên trang web Mémoires d'Indochine vào tháng 05/2009. “Histoire croisée” là một khái niệm chế ra bởi Michael Werner and Bénédicte Zimmermann. V́ là một khái niệm mới được chế tạo, có lẽ độc giả cần đọc cả một quyển sách để hiểu tác giả muốn nói cái ǵ  .

 

 E.4(b)(3) Phần trên của bài viết của Brocheux là một tấm h́nh (h́nh 10B ở dưới), trong đó Nguyễn Ái Quốc mặc quần áo mùa đông, tay mang găng tay và cầm một điếu thuốc.


H́nh 10B: nhóm Ngũ Long. Nguyễn Ái Quốc đứng ở bên trái. (Nguồn: Brocheux)

 


Độc giả có thể xem tấm h́nh mà không cần biết tác giả viết cái ǵ, qua cái link 
“Nhóm Ngũ Long”.

 

E.4(b)(4) Brocheux c̣n viết một quyển sách tựa “Ho Chi Minh - a biography” (“Tiểu sử Hồ Chí Minh”), xuất bản lần đầu năm 2007 bởi Cambridge University Press.


Trang b́a trước của quyển “Ho Chi Minh - a biography”


(Phần h́nh chụp giữa trang 122 và trang 123 của quyển sách này được Google Books scan lại. Tuy nhiên, sau ngày bài này được đăng, phần h́nh ảnh không c̣n trong Google Books nữa, mà chỉ c̣n chữ viết thôi)

 

H́nh 10C dưới đây là h́nh số 3 trong phần h́nh ảnh của quyển “Ho Chi Minh - a biography”, trong đó Nguyễn Ái Quốc đứng ở trên cầu Alexandre 3 (bắc ngang sông Seine) ở Paris. Tấm h́nh này được trích ra từ hồ sơ của Centre des Archives d’Outre-Mer (CAOM).


H́nh 10C: h́nh trích từ sách của Brocheux, nhưng bản quyền là của CAOM)


E.4(b)(5) Sau đây chúng ta hăy so sánh h́nh dáng và quần áo của Nguyễn Ái Quốc trong h́nh 10B h́nh 10C. Tất cả đều y hệt với nhau, chỉ trừ một điều là làm như hai bên phản-chiếu qua một cái gương. Trong Adobe Photoshop, người ta có thể sử-dụng một cái command (mệnh-lệnh) để làm được chuyện đó. Mở command đó ra như sau đây: Image > Rotate Canvas > Flip Canvas Horizontal.


Đối chiếu hai tấm h́nh của “sử gia” Brocheux

 

Ai đă làm chuyện bậy bạ đó? Một cái h́nh nằm trong một bài tham luận, c̣n cái h́nh kia nằm trong một quyển sách, mà cả hai tác-phẩm đó đều do Brocheux viết. Như vậy, ngoài Brocheux ra, c̣n ai “trồng khoai xứ này”? Chứ c̣n các quan trong CAOM chắc là không huỡn đi làm chuyện đó . Viết một tác phẩm nghiên cứu lịch sử mà “sử gia” tùy tiện cải biên h́nh ảnh lịch sử có bản quyền (copyright) theo sở thích, th́ độc giả rất nên nghi ngờ tinh thần khách quan và vô tư của “sử gia” loại này, nhất là trong vấn-đề định-công, luận-tội của Nguyễn Ái Quốc.

 

E.4(b)(6) Sau đây, chúng ta hăy đối-chiếu h́nh-dáng và quần-áo của Nguyễn Ái Quốc trong tấm h́nh thứ 21 trong sách của Duiker (xem phần E.4(a)):



Đối chiếu h́nh 10C (trích từ sách của Pierre Brocheux) và tấm h́nh thứ 21 (trong sách của William Duiker)

 

Xin độc giả hăy chú ư, trong h́nh ở trên:

1. Cái nón đội, cái khăn choàng cổ có sọc, găng tay và vị trí của những thứ đó trên người Nguyễn Ái Quốc, và cả góc cạnh chụp, ở hai tấm h́nh, đều y hệt như nhau.

 

2. Gương mặt của h́nh bên trái là gương mặt thật của Nguyễn Ái Quốc, v́ không khác ǵ gương mặt của Quốc trong h́nh chụp ở Marseille 1921. Nhờ cái tai trái của gương mặt bên trái khá rơ nét, độc giả có thể dễ dàng nhận ra nó giống hệt cái tai trái trong h́nh chụp của Quốc ở Marseille 1921. Trong khi đó, ở h́nh bên phải, gương mặt đă được biến cải rất nhiều. Má của Quốc mà c̣n sống chắc cũng không nhận ra con của ḿnh trong tấm h́nh đó .

 

3. Như vậy, h́nh gốc của ảnh (1) trong sách “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo” chính là h́nh 10C ở trên. Tuy nhiên, có một tên “trời đánh, thánh vật” nào đó (Việt Cộng chẳng hạn ) đă dùng Photoshop, hoặc software tương tự, đă làm những việc sau đây:

 

a) Cắt bỏ khoảng từ ngực xuống, xăm con mắt và kẻ lông mày.

 

b) Kéo dăn (stretch) gương mặt theo bề ngang để có mắt phượng, mày ngài ǵ đó (lông mày và mắt dài hơn), ngoài ra c̣n làm cho cặp mắt lộ của Nguyễn Ái Quốc thụt vào trong. Nhờ vậy, che dấu được con mắt lạnh lùng (nếu ai muốn t́m hiểu về gương mặt và con mắt của một tên sát nhân, th́ nên nghiên cứu h́nh này ). Nói không chừng, Duiker đă có một cái deal (hợp đồng) với Việt Cộng rồi, do đó mới để h́nh đó vào sách của ảnh để giúp việc tuyên truyền có hiệu quả hơn.

 

Chú-thích cho phần E.4(b)(6):

Về con mắt của Nguyễn Ái Quốc, Phạm Duy viết trong Chương 33, “Hồi kư Phạm Duy (Tập 2) - Thời Cách Mạng Kháng Chiến”, như sau:

 

“Qua khỏi một con suối được đặt tên là Lê Nin th́ thấy hiện ra một ngôi nhà sàn bằng tre rất đẹp, có ông Chủ Tịch họ Hồ đang ngồi đánh máy. Nh́n thấy ông, tôi vẫn thấy cảm động như lúc gặp ông lần đầu. Nhưng v́ bây giờ được nh́n ông gần hơn lần trước, tôi thấy cặp mắt của ông thật là sáng, nhưng nó không toát ra một sự tŕu mến. Cũng có thể một người làm chính trị suốt đời như ông th́ lúc nào cũng cần phải cần phải quyết liệt, phải tàn nhẫn, cho nên ông có một cái nh́n rất dữ.”

 

c) Việc kéo dăn cũng làm cho hai cánh mũi rộng hơn, cái miệng dài hơn và môi mỏng hơn.

 

d) Nhưng quan-trọng nhất là lỗ tai trái đă được thay-đổi mới hoàn-toàn. Cả chót tai lẫn dái tai đều nhọn, nhưng không giống lỗ tai bên phải (xin xem h́nh 14A ở trên). Xin xem phần E.3 ở trên.

 

Như vậy, “sử-gia” Duiker đă phạm tội tùy-tiện cải-biên h́nh-ảnh lịch-sử. V́ ảnh không ghi tên người cải-biên, cho nên ảnh chính là người cải-biên.

 

E.5 H́nh Nguyễn Ái Quốc chụp vào năm 1920, trong bộ sưu-tập của Ngô Bá Dũng:

 

E.5(a) Sau đây, xin mời độc giả so sánh h́nh 10C với tấm h́nh dưới đây (h́nh 11A):



H́nh 11A: Nguyễn Ái Quốc năm 1920 (sưu tầm bởi Ngô Bá Dũng)

 

Hiển nhiên Nguyễn Ái Quốc trong hai h́nh này rất giống nhau, ngoại trừ cái tai trái trong h́nh 11A ở trên th́ không nhận ra được h́nh dạng.

 

H́nh 11A do một blogger tên là Ngô Bá Dũng ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, sưu tầm. Đó là tấm h́nh thứ ba (tính từ bên trái) trong bộ h́nh sưu tập (collection). H́nh được chú thích là “1920”. Như vậy đó là năm mà Quốc được chụp. Dũng không ghi xuất xứ của tấm h́nh (thí dụ như scan từ sách nào hoặc tạp chí nào).



Ngô Bá Dũng



E.6 Hồ Tuấn Hùng không chấp-nhận một tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc (với chú-thích về vết sẹo ở vành tai trái) là chân-chánh:

 

E.6(a) Trong Thiên 2, giữa đoạn 14.15 và đoạn 14.16, Hồ Tuấn Hùng đăng một tấm h́nh của Nguyễn Ái Quốc (ở dưới) và viết:

 

“Theo như trong phần ghi chú trong ảnh: vành tai trái có vết sẹo của anh ta mà qua đó cảnh sát Pháp dùng như là một dấu hiệu quan trọng để nhận diện, hiện ra rơ ràng. Bức ảnh nầy được sưu tập bởi Ngô Bá Dụng nhưng tác giả có nhiều nghi ngờ” (“Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo”, Thiên 2, trang 56). (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Tấm h́nh ở trên chính là tấm h́nh số 7 trong bộ h́nh sưu tập của Ngô Bá Dũng.

 

Hồ Tuấn Hùng sử dụng tấm h́nh trên nhắm mục đích thương mại (in sách bán), do đó phạm cái tội không ghi xuất xứ, lại c̣n thêm cái tội ghi sai tên người sưu tầm h́nh là Ngô Bá Dụng, khiến cho độc giả không thể tra-cứu được. Nếu Hồ Tuấn Hùng in “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo” để ấn-tống (cho không) th́ tội trên may ra sẽ được giảm khinh, và có khi không đáng bị đưa ra ṭa .

 

Nếu tra-cứu đến bộ sưu-tập h́nh-ảnh được, độc giả sẽ thấy Ngô Bá Dũng chú thích như sau:

 

“1924 ở Nga - ngobadung sưu tầm”

 

Dũng c̣n gắn những cái tag (“tấm thẻ”) như là: “Ho, 1924, Moscow và Communist” để cho search engines (thí dụ như Google Search) phân loại đúng.

 

E.6(b) Cũng trong Thiên 2, Phụ-lục 1.A(3), ảnh (3) được Hồ Tuấn Hùng chú thích như sau:

 

“Ảnh Hồ Chí Minh không rơ xuất xứ và thời gian. Đây là tấm ảnh nghi vấn trong “Truyện Hồ Chí Minh” của William J. Duiker (mặc dù có ḍng ghi chú bên dưới là vào năm 1924).”

nh (3), mà Hồ Tuấn Hùng cho rằng trích ra từ sách của William Duiker, thật ra được trích từ sách của Sophie Quinn-Judge

 

H́nh 12A dưới đây cũng là tấm h́nh trên, nhưng không bị giảm pixel (những cái dấu chấm cấu tạo thành bức h́nh) khi được download từ blog của Ngô Bá Dũng. Do đó, hai hàng chữ nhỏ viết “Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) xuất-hiện ở Moscow năm 1924” và “lỗ tai trái có vết sẹo mà người Pháp dùng làm “ch́a khóa” để xác định lư lịch của anh ta, th́ thấy được rơ-ràng” vẫn c̣n có thể đọc được.


H́nh 12A: h́nh gốc trong bộ sưu tập của Ngô Bá Dũng



E.6(c) Như vậy, xem ra Hồ Tuấn Hùng bị bệnh tâm thần nặng quá rồi. Tấm ảnh mà Ngô Bá Dũng đă sưu tập thực ra chỉ là tấm h́nh được copy từ sách của Quinn-Judge ra (xin xem lại phần D.2(b) ở trên). Ngay cả tấm ảnh mà Hồ cho là của Duiker cũng vẫn là tấm h́nh này, bởi v́ trong cả hai tấm h́nh đó đều có hai hàng chữ chú thích của chị ta. Trong khi đó, Hồ đă trích dẫn sách của Quinn-Judge dài dài trong sách của ảnh, chứ đâu phải chưa đọc sách đó bao giờ.

 

So sánh hai tấm h́nh, nếu có sự khác biệt, chỉ là có thêm hàng chữ màu đen “collected by ngobadung” ở trong h́nh. Vậy mà Hồ Tuấn Hùng không nhận ra rằng hai tấm h́nh này chỉ là một!

 

E.6(d) Ở trang b́a của quyển “Ho Chi Minh - the missing years” của Sophie Quinn-Judge, có h́nh chụp của tấm thẻ chứng-nhận Nguyễn Ái Quốc là một đại-biểu của phái đoàn Cộng-sản Pháp trong đại-hội Cộng-sản Quốc-tế năm 1924. Xin độc-giả xem ở dưới đây:


Trang b́a trước của quyển “Ho Chí Minh - the missing years” của Sophie Quinn-Judge




Chú thích cho phần E.6(d):

Ở trang b́a sau của quyển “Ho Chi Minh - the missing years”, Quinn-Judge chú-thích về tấm h́nh của trang b́a trước như sau:

 

“Nguyen Ai Quoc's mandate to the Fifth Comintern Congress, 1924. (He is listed as a delegate from the French Communist Party with a consultative vote). Photo: Comintern Archives, Moscow.”

 

(“Giấy chứng-nhận Nguyễn Ái Quốc được quyền tham-dự Đại-hội Quốc-tế Cộng-sản lần thứ Năm, năm 1924. Ảnh được ghi-nhận là một đại-biểu của đảng Cộng-sản Pháp và chỉ được quyền đóng góp ư-kiến suông mà thôi . H́nh chụp: Thư-khố của Quốc-tế Cộng-sản, Moscow”)

 

Sau đây, chúng ta sẽ đối-chiếu hai tấm h́nh mà Nguyễn Ái Quốc đă chụp ở Moscow vào năm 1924. Thứ nhất là tấm h́nh trong sách của Quinn-Judge và đồng-thời cũng là h́nh 12A ảnh (3) vừa đề-cập ở phần E.6(b) ở trên. Thứ hai là một tấm h́nh được rọi lớn từ h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc dán trên tấm thẻ chứng-nhận đại-biểu của đảng Cộng-sản Pháp trong đại-hội Quốc-tế Cộng-sản vào năm 1924, đăng trong phần E.6(c) ở trên. Xin độc-giả xem dưới đây:




Xin độc-giả chú-ư đến hai cái cà-vạt (cravate), mỗi cái được đánh dấu bởi một cái ṿng tṛn màu vàng. Hai cái cà-vạt đều có h́nh-dáng và sọc giống nhau. Ngay cả cổ áo của áo veston ngoài và áo trắng ở bên trong của Nguyễn Ái Quốc cũng đều giống. Điều này có nghĩa là hai tấm h́nh được chụp trước sau trong một thời-gian rất ngắn. Dường như Quốc chưa kịp nhúc-nhích cái mông, chỉ mới lúc-lắc cái đầu là đă bị chụp thêm một cái nữa. C̣n tấm h́nh lớn (ở bên trái, nh́n từ phía người đọc) có vành tai bên trái bị khuyết nhiều do cắt-dán (cut and paste) lỡ tay, có nghĩa là nó đă được cắt ra từ một cái nền (background) nào đó. Đó là chưa nói tới cái nhân-trung dài và sâu của Quốc bị xóa nḥa như những người có môi sứt được nối lại. Ngoài ra, mấy sợi tóc ở hai chỗ phía bên trái bị tém đi, và cái sừng ở bên phải (nói chơi vậy thôi, chứ thật ra không biết đó là cái ǵ) cũng biến mất, Do đó, có vẻ như nó không phải nguyên-thủy (original) như là tấm nằm trong cái thẻ đại-biểu, và không chừng nó là tấm h́nh vừa nói đă bị “photoshopped” (chế-biến bằng computer) rồi. Cuối-cùng, nếu chúng-ta chỉnh độ nghiêng của h́nh bên phải, cho cái đẩu thẳng đứng lại, th́ hai h́nh càng giống nhau hơn nữa. Nói tóm lại, bấy nhiêu cũng tạm đủ cho chúng-ta xác định được tấm h́nh mà Hồ Tuấn Hùng cho là giả lại có một nguồn-gốc rất thực, mà cái thẻ chứng-nhận đại-biểu là một chứng-cớ lịch-sử.

 

E.7 Sự gian-dối của Hồ Tuấn Hùng:

 

E.7(a) Trong phần 14.26, Thiên 2, “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo”, Hồ Tuấn Hùng phủ-nhận vết sẹo trên vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc qua đoạn văn dưới đây:

 

“Khuôn mặt người ta qua thời gian có sự biến đổi, nhưng cái tai và nhất là vành tai, trái lại không dễ biến dạng. Tai và vành tai Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không có nhiều những nét khác nhau để chứng minh sự bất đồng.” (Hồ Tuấn Hùng in đậm, Nguyễn Văn Huy tô màu giúp )


Trích đoạn từ Thiên 2, phần 14.26, của “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo” đăng trên website “Việt Nam Ngày Mới”.


Khi Hồ Tuấn Hùng tỏ ra nghi-ngờ ảnh (3) (h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc ở Moscow năm 1924) không có thật (nghĩa là ngụy-tạo, kiểu như ảnh (1)) và đồng-thời khẳng-định lỗ tai của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương về căn-bản không khác nhau, th́ ư-đồ của ảnh là xóa-bỏ một đặc-điểm cơ-thể quá hiển-nhiên - là vết sẹo ở vành tai trái của Quốc. Từ đó, ảnh có quyền gán bất-cứ h́nh nào của Nguyễn Ái Quốc (hoặc Hồ Chí Minh) là h́nh của Hồ Tập Chương, theo ư-thích của ảnh.

 

E.7(b) Tại sao Hồ Tuấn Hùng sợ tấm h́nh Nguyễn Ái Quốc chụp ở Moscow vào năm 1924? Nếu Hồ không phủ-nhận cả tấm h́nh lẫn vết sẹo, th́ đương-nhiên ảnh phải chấp-nhận rằng bất-cứ tấm h́nh nào của Quốc, mà có vết sẹo ở vành tai trái, đều phải là h́nh của Nguyễn Ái Quốc thật-thụ, chứ không thể là ai khác. Nhưng than ôi, bất-cứ tấm h́nh nào hễ cho thấy lỗ tai trái cũng đều cho thấy vết sẹo, như sẽ được chứng-ḿnh trong phần F ở dưới. Như vậy, chỉ phủ-nhận một tấm h́nh không đủ, mà Hồ phải phủ-nhận tất-cả tấm h́nh mang vết sẹo, rằng tất-cả đều không phải là h́nh Nguyễn Ái Quốc.

 

Do đó, trong bản web năm 2013, Hồ Tuấn Hùng tung ra một lập-luận mới để sửa-chữa chỗ sơ-suất đó. Ảnh tuyên-bố rằng tất-cả ảnh về Nguyễn Ái Quốc đều là ảnh giả, chỉ trừ cái ảnh (1) mà ảnh đă trích từ sách của William Duiker (xin xem phần E.3 ở trên). Tại sao Hồ lại làm như vậy, trong khi trước đó ảnh đă khẳng-định rằng ảnh (1) là ảnh giả (xin xem phần E.2(a))? Suốt loạt bài “Những chứng-cớ lịch-sử bịp-bợm của 'Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo'“, Nguyễn Văn Huy chỉ công-nhận Hồ Tuấn Hùng đúng ở một chỗ đó (xin xem Chú-thích của phần E.2(a) ở trên). Nhưng rốt-cuộc Hồ xoay lập-trường 180 độ chỉ v́ đó là tấm ảnh duy nhất mà vành tai trái không có vết sẹo !

 

Tuy-nhiên, vấn-đề này đă được mổ-xẻ trong phần E.4 ở trên (nhất là trong phần E.4(b)(6)), cho thấy mặt của Nguyễn Ái Quốc trong ảnh (1) đă được sửa-đổi toàn-diện, nhất là một cái lỗ tai nhọn đầu, nhọn đít, không có vết sẹo, đă được thay vào chỗ của lỗ tai trái nguyên-thủy. Trong bản web 2013, Hồ Tuấn Hùng trưng-dụng ảnh (1) để làm một tài-liệu lịch-sử. Trong khi đó, h́nh 10C (ảnh gốc của ảnh (1)) mới thật-sự là một tài-liệu lịch-sử, và vẫn c̣n đang được cất-giữ ở trong Thư-khố Quốc-gia Pháp. Như vậy, mặc-dù Nguyễn Văn Huy nói Hồ Tuấn Hùng điên, nhưng cũng phải nh́n-nhận rằng ảnh điên khôn .

 

E.7(c) Vết sẹo ở phần trên của vành tai trái của Nguyễn Tất Thành đă được vô sổ b́a đen của Sở Mật Thám vào ngày 05/12/1919 mà ban đầu Hồ Tuấn Hùng không hay, không biết và làm cho ảnh lỡ bộ về sau này. Những hồ-sơ liên-quan tới vết sẹo vẫn c̣n được lưu-trữ trong Thư-khố Quốc-gia Pháp. Sách của Quinn-Judge và Duiker cũng có cho biết số hồ sơ để kiểm tra lại, nhưng chẳng qua tại v́ Hồ không chịu đọc. Nhưng chỉ e rằng, lúc ban đầu, một khi đọc rồi th́ Hồ không dám viết sách, v́ những chính-phủ Tây phương như Anh và Pháp lưu trữ tài liệu hành chánh rất là chu đáo; Hồ không thể nào bịp bợm mà không ôm đầu máu .

 

Vết sẹo ở phần trên của vành tai trái của Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và của Hồ Chí Minh ở Hà-Nội năm 1945 chỉ là một. Như vậy, nếu Quốc chết năm 1932, và được Hồ Tập Chương thay-thế năm 1933, th́ Hồ Tuấn Hùng sẽ giải-thích như thế nào về vết sẹo ở vành tai trái của Hồ Chí Minh ở Hà-Nội năm 1945? Hay là Hồ Tuấn Hùng sẽ giải-thích rằng Hồ Tập Chương hồi c̣n bé cũng đi câu cá và móc lưỡi câu vào chót tai rồi giựt một cái thiệt mạnh coi cảm-giác ra làm sao ?

 

Đó là chưa kể tới những dấu-vết khác trên người của Nguyễn Ái Quốc cũng đă được Mật-thám Pháp chú ư. Giả sử Quốc có 5, 7 vết sẹo trên người, chưa nói đến nốt ruồi và bớt đen & bớt đỏ lung-tung trên đầu mặt, th́ Hồ Tuấn Hùng làm sao biết được cái nào là cái đă bị Sở Mật-thám Pháp “chiếu tướng”, để ngụy-tạo dấu-vết cho nhân-vật Hồ Tập Chương?

 

E.7(d) Hiện nay, và ngày hôm nay (14/08/2015), trong bản web đưa lên ngày 30/09/2013 (5 năm, sau lần xuất bản đầu tiên) Hồ Tuấn Hùng đă xóa mất tất cả các h́nh. Hầu hết những lời b́nh về h́nh-ảnh (gồm cả đoạn 14.25 và 14.26 trong bài Thiên 2) cũng bị Hồ tự ḿnh lấy ra khỏi trang web.


Phần 14.26 của “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo 2008” gồm có trang 57 (đăng ở trên), và Phụ-lục 1 gồm các trang 58, 59, và 60 (trong đó Hồ Tuấn Hùng so-sánh những tấm ảnh với nhau). Trong phiên-bản web 2013 (chữ Tàu), phần tô màu xanh blue của trang 57 và toàn-bộ ba trang kia đều bị xóa. Download ngày 07/01/2017.


Điều đó có nghĩa là, một thời gian sau khi phát hành ấn bản mà Thái Văn đă dịch, trước những bằng chứng không thể chối căi được trong Thư-khố Quốc-gia Pháp, và v́ đă lỡ phủ nhận rồi, không ăn lời được nữa, cho nên Hồ Tuấn Hùng lặng-lẽ xóa hết tất cả h́nh đă trưng ra và cả những lời phê b́nh ở Thiên 2 ra khỏi cuốn sách trên web. Chỉ riêng một chi tiết này đủ làm cho tất cả lập luận của Hồ Tuấn Hùng về việc Hồ Tập Chương đóng thế vai Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều đổ vỡ.

 

E.7(e) Sau đây, xin độc-giả kiểm-tra với bài “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo 2013”, phần 14.25, đăng trên blog của Hồ Tuấn Hùng:


Phần 14.25 của “Hồ Chí Minh sinh b́nh khảo 2013”, trong phiên-bản cũ được đánh số 14.26. Download ngày 07/01/2017.


Dịch-âm Hán-Việt đoạn văn duy nhất ở trên:

 

“25. 1932 niên 初, Nguyễn Ái Quốc phi pháp thâu độ thượng ngạn đích tội danh 名, tao Tân Gia Ba cảnh phương khiển tống phản hồi Hương Cảng giam cấm 禁。 Luật La dữ Anh quốc T́nh báo viên Long Bảo La mật mưu doanh cứu 救, tại Hương Cảng thực dân chánh phủ đích giam thị hạ 下, đáp thừa thủy thượng phi ki đáo Thượng Hải Hoàng Phố than đầu 頭, tái do Cộng đảng đồng chí tiếp văng Thượng Hải 海。1932 niên thu ṭng Thượng Hải phản để Mạc Khoa 科, phế kết hạch bệnh phục phát gia kịch 劇, bệnh tử vu lữ tŕnh trung 中。

 

Nội-dung của đoạn văn trên không khác ǵ đoạn văn có nền màu đỏ nhạt trong phần 14.26 tiếng Việt đăng ở phần E.7(d)trên. Những trang 58, 59 và 60 dồn lại c̣n mấy câu ở phía dưới, mà lại không có cái h́nh nào nữa chớ. Kế-tiếp những câu đó là một đoạn văn đă được dịch và trích-dẫn trong phần E.3 ở trên.


F. Những chứng-cớ lịch-sử về vết sẹo trên vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc

 

F.1 Vết sẹo qua một tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc vào năm 1920 (in trong sách của Pierre Brocheux):

 

F.1(a) H́nh chụp Nguyễn Ái Quốc đứng trên cầu Alexandre 3 đă được đăng trong phần E.4(b)(4) ở trên. Ngô Bá Dũng ghi-chú rằng tấm h́nh này được chụp vào năm 1920 (xin xem lại phần E.5(a) ở trên). Tấm h́nh dưới đây cũng từ quyển sách “Ho Chi Minh: a biography” của Brocheux, nhưng được scan bởi Google Books, và tốt hơn h́nh scan từ bản paperback của Nguyễn Văn Huy và của Ngô Bá Dũng:



Google Books đánh số trang để biết h́nh nằm ở đâu


H́nh phóng-đại lỗ tai trái của Nguyễn Ái Quốc trong tấm h́nh chụp trên cầu Alexandre 3


Hiển nhiên là vết sẹo gần chót tai trái của Nguyễn Ái Quốc vẫn c̣n có thể thấy rơ, và nằm đúng vào chỗ vết sẹo trong những phim ảnh về Quốc mới hơn sau này, mặc dù h́nh này quá xưa và khó có thể được tin tưởng với từng chi tiết.

 

F.1(b) Vy Thanh, ở trang 70, “Hồ Chí Minh cứu nước?”, chú-thích về tấm h́nh như sau:

 

“H́nh của Hồ do cảnh sát Paris chụp lúc Nguyễn Ái Quấc đứng hút thuốc trên cầu Alexandre 3, Paris, năm 1923. [Nguồn: ANOM-SPCE/Indo_photo IMG No. 944.48]”

 

(Nguyễn Văn Huy in đậm và thêm màu)

 

Như vậy, tấm h́nh này có nguồn-gốc hẳn-ḥi. Tuy-nhiên, không nhất-thiết chi-tiết nào được Vy Thanh ghi ra đều cũng đúng, nhất là về năm chụp của tấm h́nh này. Trong chú-thích cho tấm h́nh giả được chế-biến từ tấm h́nh này, Duiker cho biết một người bạn của Nguyễn Ái Quốc, mà cũng là điềm-chỉ-viên của Sở Cảnh-sát Paris, đă chụp tấm h́nh này (xin xem phần E.4(a)). Điều này chỉ có thể xảy ra trước ngày 20/09/1920, khi mà Quốc bị Cảnh-sát Paris kêu lên làm việc, rồi đè ra lăn tay và chụp h́nh luôn, mặc dù cảnh-sát không hề có lệnh “bắt người khẩn-cấp” ǵ hết (xin xem chú-thích của phần D.4(1)). Từ ngày đó, khôn như Quốc tất-nhiên sẽ thừa hiểu rằng cuộc sống an-cư, lạc-nghiệp của ảnh đă chấm-dứt và việc chụp h́nh để khoe mẽ chỉ có hại mà không có lợi .

 

Cập-nhật vào ngày 18/09/2018:

 

Trang 40 của quyển “Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam” của Daniel Hémery đăng một tấm h́nh về Nguyễn Tất Thành y chang tấm h́nh h́nh 10C (trích từ quyển “Ho Chi Minh: a biography” của Brocheux) h́nh 11A (trích từ bộ sưu-tập của Ngô Bá Dũng, trong phần E.5(a) ở trên, mà Dũng ghi chú năm của tấm h́nh là 1920). Tuy-nhiên, Hémery chú-thích tấm h́nh đó như sau:

 

“Cette photographie montre le changement d'horizon mental de Nguyen Tat Thanh. Distance prise par rapport à sa propre culture, adoption des normes vestimentaires européennes, choix, en 1912, d'un prénom français: le regard assuré, affichant l'apparente aisance d'un élégant occidentalisé, Paul Tat Thanh flâne sur le pont Alexandre III..”

 

(“Tấm h́nh này cho thấy sự thay-đổi trong tầm nh́n trí-tuệ của Nguyễn Tất Thành. Sự ly-khai nền-tảng văn-hóa của chính ảnh, việc bận đồ theo tiêu-chuẩn Âu-châu, việc chọn một cái tên Tây vào năm 1912: cái nh́n có vẻ tự-tin, thế đứng thoải-mái, Paul Tất Thành đi bách-bộ trên cầu Alexandre 3”)



Trang 40, “Ho Chi MInh de l'Indochine au Vietnam” của Hémery


Như vậy, tấm h́nh trên đă được chụp vào năm 1912. Lư-luận của Nguyễn Văn Huy về thời-điểm Nguyễn Tất Thành đứng làm dáng trên cầu Alexandre 3 phải xảy ra trước năm 1920 đă được lịch-sử chứng-thực.

 

F.2 Vết sẹo qua một tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc trong đại-hội đảng Cộng-sản Pháp ở Tours vào năm 1920:

 

F.2(a) Trong một bài viết có tựa là “A Parisian Ho Chi Minh Trail: Writing Global History Through Interwar Paris” (“Một con đường ṃn Hồ Chí Minh của Paris: viết lịch-sử toàn-cầu qua Paris giữa hai cuộc Thế-chiến”), đăng trên website “Imperial & Global Forum” vào ngày 14/09/2015, có một tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc đang đứng nói chuyện trong cuộc đại-hội thành lập đảng Cộng-sản Pháp ở Tours vào tháng 12/1920. Tấm h́nh này đă được phổ-biến rộng-răi trên Internet từ lâu, nhưng điều đáng chú ư là độ phân-giải (resolution) của nó khá tốt cho ư-đồ “bới lông t́m vết” (nhưng không bóp méo cái ǵ hết) của Nguyễn Văn Huy .

 

Địa-chỉ của bài viết ở đây:

 

https://imperialglobalexeter.com/2015/09/14/a-parisian-ho-chi-minh-trail-writing-global-history-through-interwar-paris/


H́nh chụp Nguyễn Ái Quốc tại đại-hội thành-lập đảng Cộng-sản Pháp vào 12/1920 tại Tours


F.2(b) Bây giờ, xin mời độc-giả nh́n vào h́nh chụp lỗ tai của Nguyễn Ái Quốc được phóng đại từ h́nh ở trên. Bên trong ṿng tṛn màu vàng, đường cong của vành tai bị hơi lơm ở một chỗ gần chót tai. Chỗ lơm này và chỗ lơm ở những h́nh lỗ tai cận ảnh ở trên kia đều có khoảng cách y nhau đối với chót tai.


Vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc với đường viền bị lơm ở gần chót tai.


Phóng-đại lỗ tai trái của Nguyễn Ái Quốc trong tấm h́nh chụp vào tháng 12/1920 ở Tours, Pháp


F.3 Vết sẹo qua một tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc lúc c̣n trẻ (in trong sách của Daniel Hémery):

 

F.3(a) Sau đây chúng ta sẽ xem-xét một tấm h́nh được trích ra từ trang 131 của quyển “Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam” của Daniel Hémery, xuất bản vào năm 1990 bởi nhà xuất-bản Découvertes Gallimard ở Pháp.

Trang b́a trước của quyển “ “Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam” của Daniel Hémery



Trang 131, “Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam” của Daniel Hémery


H́nh chụp Nguyễn Ái Quốc lúc c̣n trẻ


F.3(b) Tuy Hémery không nói rơ là tấm h́nh ở trên được chụp vào năm nào, nhưng căn-cứ vào thông-tin ở trang 30 của “Ho Chi Minh: the missing years” của Sophie Quinn-Judge, th́ vào ngày 20/09/1920 Cảnh-sát Pháp ở Paris đă chụp h́nh và thẩm-vấn Nguyễn Ái Quốc. Như vậy, chúng-ta có thể đoán ra rằng hậu-quả của việc này là từ ngày đó trở đi Quốc phải tránh né những việc chụp h́nh không cần-thiết (xem bản dịch trong Chú-thích của phần D.4(1) ở trên). Do đó, tạm thời cứ cho đó là h́nh chụp trong khoảng thời-gian từ năm 1919 cho tới năm 1920, cho đến khi có chứng-cớ ngược lại, để tiện việc sổ-sách .

 

Xin độc-giả chú-ư ṿng tṛn màu vàng, trong đó vành tai trái bị khuyết ở gần chót tai. C̣n dưới đây là h́nh phóng-đại chỗ đó:


Cận ảnh lỗ tai trái và chỗ khuyết của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1920.


Chỗ khuyết trên vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc có cùng vị-trí y như những chỗ khuyết trong những tấm h́nh đă đăng ở trên kia.

 

F.4 Vết sẹo qua một tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc lúc c̣n trẻ (in trong sách của Vy Thanh):

 

F.4(a) Ở trang 33, “Hồ Chí Minh cứu nước?”, Vy Thanh in trang đầu của tập câu hỏi (Questionnaire) trong thủ-tục xin nhập học trường “Quốc-tế Lê-Nin” của Linof (Nguyễn Ái Quốc) vào năm 1935 (sau khi ra tù Hồng Kông rồi về Nga, vào năm 1934 ), trong đó có một tấm h́nh của ảnh. Xin xem dưới đây:

 

Trang đầu của tập câu hỏi dành cho Nguyễn Ái Quốc

 

Ở trang 70 của quyển “Hồ Chí Minh cứu nước?”, tấm h́nh đó được rọi lớn ra và được đánh số 29. Xin độc-giả chú-ư vết sẹo ở vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc:


H́nh 29 trong quyển “Hồ Chí Minh cứu nước?”


Dưới đây là h́nh phóng-đại của vành tai trái:



F.4(b) Ở trang 72, “Hồ Chí Minh cứu nước?”, Vy Thanh chú-thích về tấm h́nh 29 như sau:

 

“H́nh dán trên hồ sơ lư lịch của Lin/лнн/Ṣng Wén Chū/Tống Văn Sơ, tức Nguyễn Ái Quốc, tại trường Quốc-tế Lenin (1935). [Nguồn: RGASPI]”

 

Chú thích cho phần F.4(b):

Đúng ra âm “Lin” viết bằng mẫu-tự Nga là “Лин” (“Lin”), chứ không phải là “лнн” (“Lnn”)

 

Vấn-đề là mặt của Nguyễn Ái Quốc trong tấm h́nh 29 hăy c̣n non-choẹt và trán chưa có nếp nhăn. Xin độc-giả so-sánh với tấm h́nh 27 ở trang 71 của quyển “Hồ Chí Minh cứu nước?”. Trong h́nh này, Quốc có gương mặt già-ngáp và nếp nhăn trên trán. H́nh được chụp vào lúc Quốc c̣n ở nhà tù Hồng Kông trong những năm 1931-1933. Xin xem dưới đây:


H́nh 27, “Hồ Chí Minh cứu nước?”


Về nguồn gốc của tấm h́nh 27 ở trên, ở trang 70 của quyển “Hồ Chí Minh cứu nước?”, Vy Thanh chú-thích như sau:

 

H́nh 27: do cảnh sát Hongkong chụp lúc Tống Văn Sơ (tức Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh) nằm ở bệnh xá nhà tù Victoria, Hongkong. [Nguồn ANOM-SPCE/Indo/Photo-364-002.tif/01-2014].”

 

Như vậy, chúng-ta có một cách giải-thích như sau: tấm h́nh có mặt Nguyễn Ái Quốc non-choẹt đă được chụp và rửa ra nhiều bản vào lúc ảnh c̣n ở Pháp, và sau đó Quốc mang theo qua Nga vào năm 1923, rồi đến năm 1935 ảnh lấy một tấm c̣n dư dán vào tập Câu hỏi của trường Quốc-tế Lê-Nin.

 

Ngoài ra, xin độc-giả so-sánh tấm h́nh số 29 này với tấm h́nh của Hémery phần F.3 ở trên. Ngoại-trừ những bóng tối trên mặt, có thể nói hai tấm ảnh đến từ một âm-bản, trong đó h́nh của Hémery kém rơ-ràng nhất. Phần bên trái của gương mặt được đèn của tiệm h́nh (studio) rọi sáng, nhưng tại sao hốc mắt và lỗ tai bên đó lại tối thui? Rơ-ràng là Hémery đă dùng cọ bôi đen. Nói không chừng, Hémery lấy h́nh của Nguyễn Ái Quốc từ một quyển sách khác, rồi bôi đen và cũng không nêu xuất-xứ (source) để khỏi bị kiện về bản quyền.


Bảng đối-chiếu tấm h́nh Hồ Chí Minh lúc c̣n trẻ của Hémery (bên trái) và h́nh 29 của Vy Thanh (bên phải). Hiển-nhiên, h́nh của Hémery đă được chế-biến từ h́nh 29.


Có một điều lạ-lùng là trừ Vy Thanh ra, từ chị Quinn-Judge, cho tới Duiker, Brocheaux và Hémery, đều phạm tội không ghi xuất-xứ của một tấm h́nh nào đó. Ít nhất phải cho biết số hồ-sơ của Thư-khố Quốc-gia Pháp để người-ta kiểm-chứng chớ. Rốt-cuộc với những tấm h́nh của họ được trích-dẫn trong bài này, không tấm nào không bị lộ ra là đă bị cắt-xén và sửa-đổi (doctored) từ một tấm h́nh gốc nào đó.

 

F.5 Vết sẹo qua tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc trong đại-hội đảng Cộng-sản Pháp vào năm 1921 tại Marseille:

 

Độc-giả đă xem qua h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc trong đại-hội đảng Cộng-sản Pháp vào năm 1921 ở phần E.1 ở trên. Hồ Tuấn Hùng từng lư-sự cùn về những tấm h́nh về Quốc, rằng h́nh này giả, h́nh kia của Hồ Tập Chương, nhưng riêng tấm h́nh Marseille này th́ ảnh không đá-động đến, v́ ảnh chỉ cho nhân-vật Hồ Tập Chương nhập cuộc chơi từ năm 1923 mà thôi. Điều này đă được dẫn-chứng trong phần E.2(a) ở trên. Trong đó, ảnh nói rằng Nguyễn Ái Quốc trong tấm h́nh chụp ở Moscow năm 1923 không phải là Nguyễn Ái Quốc, mà chính là Hồ Tập Chương. Tấm ảnh đó, Hồ gọi là ảnh (2). Xin xem phần E.2(a) ở trên. Chúng-ta sẽ trở lại vấn-đề này trong phần F.6 ở dưới.

 

Sau đây, xin mời độc-giả nh́n kỹ vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc, nơi có ṿng tṛn màu vàng:


H́nh chụp Nguyễn Ái Quốc ở Marseille năm 1921


Sau đây, chúng ta hăy quan-sát một lần nữa h́nh phóng-đại của chỗ bị khuyết:


Vết sẹo trên vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc trong h́nh chụp năm 1921 ở Marseille


H́nh dưới đây cũng chính là h́nh ở trên, ngoại trừ có thêm vài nét vẽ màu-mè để minh-họa:



Trong h́nh ở trên, đường cong màu xanh dương đồ theo vành tai trong, trong khi đó hai đường màu đỏ đồ theo vành tai ngoài. Tuy vành tai trong lồi lên và làm cho vành tai ngoài ngă ra sau, nhưng đúng ra vẫn có thể thấy được đường cong lồi hơi lơi của vành tai ngoài. Nhưng v́ vành tai ngoài bị khuyết mất một chỗ, cho nên hai đường cong đường màu đỏ không ráp-nối với nhau được. Hiện-tượng này phù-hợp với những h́nh chụp trong những phần F.1, F.2 F.3 ở trên.

 

F.6 Vết sẹo qua tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc vào năm 1923 ở Moscow:

 

Sau đây chúng ta sẽ xem lại vành tai trái trong tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc ở Moscow năm 1923 (đă được đăng trong phần D.3(c) ở trên kia). Đó là ảnh (2) mà Hồ Tuấn Hùng từng khẳng-định là ảnh Hồ Tập Chương (xem phần E.2(a)). H́nh dưới đây được scan từ quyển “Ho Chi Minh: a life” của William Duiker:


Cận ảnh vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc ở Moscow năm 1923

 

Trong ṿng tṛn màu vàng, đường viền của vành tai bị đứt một đoạn. Điều này phù-hợp với tài-liệu của Sở Mật-thám Pháp, là có một vết sẹo khuyết ở vị trí đó của lỗ tai trái.

 

F.7 Vết sẹo qua một tấm h́nh chụp Nguyễn Ái Quốc vào năm 1945 tại Hà-Nội:

 

Dưới đây là h́nh chụp Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) tại Hà Nội vào năm 1945. Xin độc-giả chú-ư đến vết sẹo khuyết ở vành tai trái nằm trong ṿng tṛn màu vàng:


H́nh chụp Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) tại Hà Nội, năm 1945



Cận ảnh vành tai trái của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) tại Hà Nội năm 1945


(H́nh trên được trích ra từ bài “Bộ sưu tập h́nh ảnh lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh”)

 

F.8 Vết sẹo qua một đoạn phim về Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) của hăng phim INA vào năm 1946:

 

Dưới đây là một tấm h́nh được trích ra từ một đoạn phim tài-liệu về Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) ở nhà ga Lyon, trên đường rời Paris, vào ngày 19/06/1946. Xin chú ư vết sẹo khuyết trên vành tai trái của Hồ, nằm trong ṿng tṛn màu vàng.


Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) tại nhà ga Lyon, Paris, năm 1946



Cận ảnh vành tai trái của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) năm 1946



Những h́nh trên được trích ra từ một cái video clip của website ina.fr vào phút 00:31 giây. Nhưng đó không phải là tất-cả. Độc-giả có thể t́m thấy trong cái clip đó vết sẹo trên vành tai của Nguyễn Ái Quốc dưới nhiều góc-cạnh hơn nữa, qua cái video clip “Départ d'Ho Chi Minh de Paris, Gare de Lyon” của INA. Dưới đây là một copy của cái video clip đó, được đăng trên Youtube ngày 11/10/2018 bởi Nguyễn Văn Huy:

“Hồ Chí Minh tại nhà ga Lyon, Paris, 1946”


F.9 Vết sẹo qua một đoạn phim về Nguyễn Ái Quốc của hăng phim INA vào năm 1964:

 

F.9(a) Vào ngày 05/06/1964, L'Institut National de l'Audiovisuel (viết tắt là INA), dịch ra tiếng Anh là “The National Audiovisual Institute”. V́ hiện nay không thể t́m thấy bản gốc tại INA), Nguyễn Văn Huy đành phải trích ra từ cái clip “INA - Interview - Ho Chi Minh 1964” để minh-họa cho bài viết này.

 

“Trích đoạn INA phỏng vấn Hồ Chí Minh tại Hà Nội năm 1964”


Với phụ đề tiếng Pháp:

https://www.youtube.com/watch?v=OJJfxVaZK4w

 

Với phụ đề tiếng Anh và cả tiếng Việt:

https://www.youtube.com/watch?v=kB-sNSiY8Vc

 

F.9(b) Tấm h́nh dưới đây được trích ra từ trong video clip nói tiếng Pháp (không có phụ đề) ở trên:



Vành tai trái của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) bị khuyết một chỗ (video clip của INA vào phút 1:56)



Tấm h́nh dưới đây phóng đại chỗ bị khuyết ở vành tai trái trong tấm h́nh ở trên:


H́nh 18: chỗ khuyết trên vành tai trái của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) được phóng đại từ h́nh 17



Độc-giả có thể t́m thấy vết sẹo trên vành tai của Hồ Chí Minh từ nhiều góc-cạnh của camera hơn nữa, qua một trong những cái clip ở trên.

 

F.10 Vết sẹo qua một tấm h́nh chụp Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sau năm 1945 (không biết xuất-xứ):

 

F.10(a) Trong một tấm h́nh lấy ra từ clip của L'Institut National de l'Audiovisuel (xem phần F.9 ở trên) vào phút 2:26, Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) có một nốt ruồi ở gần cánh mũi bên trái, một cái khác ở góc trán bên trái, và một cái nữa, to hơn hết, ở phần trên của màng-tang bên trái. Ngoài ra, c̣n có một cái nốt ruồi rất to nằm gần lỗ tai bên trái. Phim YouTube mờ câm mà c̣n thấy được bao nhiêu đó . Xin xem h́nh dưới đây:



Vài nốt ruồi lớn trên mặt bên trái của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc)

 

F.10(b) C̣n tấm h́nh dưới đây đă được đăng trong nhiều website tiếng Việt và tiếng Tàu, nhưng không hề được ghi xuất-xứ (tức là không biết được chụp ở đâu và vào ngày tháng năm nào):



Chỗ khuyết trên vành tai trái của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc)

 

Xin chú ư: có một cái nốt ruồi đen và to nằm ở giữa đuôi mắt trái và lỗ tai trái, một cái nốt ruồi ở góc trán (vùng màng tang) bên trái và một cái nữa ở bên trái của sống mũi. Những dấu vết này y hệt với những cái đă được mô-tả trong phần F.10(a) ở trên. Như vậy tấm h́nh này không phải là ngụy tạo.

 

F.10(c) Trong h́nh ở trên, phần trên của vành tai trái, chứ không phải chót tai trái như Hoàng Tùng đă viết (xin xem phần D.1), của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) bị khuyết một chút. Xin xem h́nh phóng đại dưới đây:




F.11 Vết sẹo qua phim tài-liệu về Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) của hăng phim The Twentieth Century vào năm 1966:

 

Sau đây chúng ta sẽ xem-xét một tấm h́nh được trích ra từ trong một cái phim tài-liệu của The Twentieth Century có tựa đề là “Man of the Month: HO CHI MINH (1966)” vào phút 24:03:


Vết sẹo trên lỗ tai trái của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) vào năm 1966, ở phút 24:03 của phim tài-liệu của The Twentieth Century

 

Xin độc-giả chú-ư khoảng đường viền lỗ tai bị đứt trong ṿng tṛn màu vàng. Chỗ bị đứt có vị trí y hệt chỗ bị đứt trong tấm h́nh chụp của Nguyễn Ái Quốc ở Moscow vào năm 1923 (đăng ở phần F.6 ở trên):


 

Độc-giả nên xem thêm những chi-tiết qua những h́nh-ảnh sống-động trong cái video clip, qua địa-chỉ sau đây:

 

Man of the Month: HO CHI MINH (1966) - WALTER CRONKITE - The Twentieth Century

https://www.youtube.com/watch?v=52clOyqGx00


F.12 Lời bàn của Nguyễn Văn Huy:

 

Khi Nguyễn Ái Quốc được chụp h́nh thẳng từ phía trước, th́ không những trong h́nh ở trên, mà trong tất cả những h́nh ảnh hay video clip khác có góc độ chụp tương-tự, chỗ lơm đều có đường cong rất nhẹ. Chỉ khi nào Quốc nghiêng đầu cho thấy cả bộ mặt bên trái, th́ đường lơm mới thấy ăn sâu vào trong.


Bên trái là Nguyễn Ái Quốc ở Paris vào năm 1920 (xem chi-tiết ở phần F.3 phần F.4), c̣n bên phải là Hồ Chí Minh ở Hà Nội vào năm 1964 (xem chi-tiết ở phần D.5).

 

Ngoài những chi-tiết về h́nh-dạng của cả hai vành tai mà Pháp đă ghi-nhận, chúng-ta có thể thêm vào chi-tiết này: dái tai trái của Nguyễn Ái Quốc có góc vuông, trong khi đó dái tai phải có góc nhọn. Kết-hợp tất-cả những chi-tiết đó với chi tiết về vết sẹo, chúng ta có đầy-đủ những chứng-cớ lịch-sử giúp xác-minh Hồ Tập Chương - hay Hồ Quang ǵ đó - chỉ là một nhân-vật ngụy-tạo của đám con nít tập-tành nói láo như là anh Hẹ Hồ Tuấn Hùng, các đồng-đảng Tàu-Việt, và những người Việt theo đóm ăn tàn.


 H́nh trên được trích ra từ trang web:

 

http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/Thay_giao.jpg



 G. Kết luận

 

Hồ Tuấn Hùng nằm mộng cũng không nghĩ ra được Mật-thám Pháp có nhiều cách nhận diện tuy đơn giản nhưng rất hữu hiệu, do đó ảnh mới có cái can đảm phi thường là nhận bừa chúa trùm khủng bố (Hồ Chí Minh) làm ông-chú (thúc-công).

 

Do đó, ngay ở đây, chúng ta có thể nói rằng Hồ Tuấn Hùng là một tên đại bịp, và có thể khóa sổ vấn đề Hồ Tập Chương giả làm Nguyễn Ái Quốc được rồi.

 

Nhưng, giả sử rằng Sở Mật-thám Pháp, lẫn đảng Cộng-sản Pháp và đảng Cộng-sản Nga, đều không c̣n lưu trữ tấm h́nh nào về Nguyễn Ái Quốc hết, th́ không lẽ mọi người Việt sẽ bị anh Hẹ Hồ Tuấn Hùng lừa hết hay sao?

 

Do đó, tốt hơn hết, chúng ta hăy tiếp tục nghiên cứu cách lật tẩy Hồ Tuấn Hùng qua những chứng-cớ lịch-sử khác. Ngoài ra, v́ Nguyễn Văn Huy đă tốn quá nhiều tiền để mua sách, cho nên quyết định làm thêm một mẻ nữa để lấy vốn lại (chứ không phải v́ thừa giấy vẽ voi ).

 

(Hết kỳ 1)



Phụ-lục

 

Vài thủ-đoạn tuyên-truyền mới của đồng-đảng của Hồ Tuấn Hùng, dựa trên cái chết ảo của Nguyễn Ái Quốc

 

A. Dân Làm Báo

 

Vào ngày 16/03/2015, Dân Làm Báo đăng một bài có tựa sau đây:

 

“Cục lưu trữ VN xác nhận: Hồ Chí Minh chính là thiếu tá Hồ Quang trong quân đội Trung Cộng”

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/03/cuc-luu-tru-vn-xac-nhan-ho-chi-minh-la.html

 

Bài không ghi tên tác-giả, như vậy đó là bài của Ban Biên-tập (Editorial) của Dân Làm Báo.

 

Việc đăng bài báo này chẳng qua là sự nhập-cuộc của tờ báo mạng Dân Làm Báo, một đồng-đảng của Hồ Tuấn Hùng (xin xem bài Kỳ 6: Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (2) - Dân Làm Báo), trong nỗ-lực chứng-minh Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) là Hồ Quang, một bí-danh mà Hồ Chí Minh đă sử-dụng trong những năm 1938-1940.

 

Khoan đă! H́nh như có cái ǵ không ổn. Hồ Quang đă là một bí-danh của Hồ Chí Minh, th́ việc ǵ mà Dân Làm Báo phải chứng-minh nữa?

 

Không đâu, chẳng qua Dân Làm Báo vừa sáng-chế ra một anh sĩ-quan Tàu-Cộng (trong thời-kỳ Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch đánh nhau) tên là Hồ Quang từ cái “nick” Hồ Quang mà Nguyễn Ái Quốc dùng trong những năm 1938-1939 ở bên Tàu . Dân Làm Báo chưa hề chứng-minh Hồ Chí Minh thứ thiệt chết bao giờ, mà vẫn “vô-tư” kết-luận (qua một bài viết của Bảo Giang được Dân Làm Báo đăng cùng ngày và kêu-gọi độc-giả đọc) rằng Hồ Chí Minh xuất-hiện ở Hà Nội vào năm 1945 chính là Thiếu-tá Hồ Quang người Tàu. Đầu-óc của Ban Biên-tập Dân Làm Báo quả thật có vấn-đề . Xin xem bài của Bảo Giang ở đây:

 

“Thiếu tá Hồ Chí Minh”

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/07/thieu-ta-ho-chi-minh.html

 

Xin độc-giả xem thêm chi-tiết về Dân Làm Báo ở đây:

Kỳ 6: Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (2) - Dân Làm Báo

https://hochiminhsinhbinhkhao.blogspot.com/p/ky-6-ong-ang-cua-ho-tuan-hung-2-dan-lam.html


B. Huỳnh Tâm


Huỳnh Tâm


H́nh được trích từ:

 

Bộ tác phẩm. Những Năm Tháng Ở Xứ Người. Nhiếp Ảnh Gia Huỳnh Tâm

http://thuatanhnghe.blogspot.com/2013/12/nhung-nam-thang-o-xu-nguoi-nhiep-anh.html#more

 

B.1 Kết-nối Hồ Tập Chương với Hồ Quang:

 

Hồ Tuấn Hùng, qua quyển “Hồ Chí Minh sinh-b́nh khảo”, đă cố-gắng chứng-minh rằng Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) đă chết vào năm 1932 v́ bệnh lao phổi, v́ muốn lư-giải việc ông-chú (thúc-công) ảo Hồ Tập Chương của ảnh nhảy vào đóng thế vai. Nhưng Hồ Tuấn Hùng không bao giờ nhắc đến cái tên Hồ Quang trong tác phẩm “để đời” của ảnh.

 

V́ vậy, trong một bài viết trên mạng, vào ngày 17/12/2015, Huỳnh Tâm, một đồng-đảng khác của Hồ Tuấn Hùng (xin xem bài Kỳ 5: Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (1) - Nguyễn Tấn Dũng và những người Tàu Việt), trong sự cố-gắng ráp-nối hai nhân-vật ảo lại với nhau, viết một câu như sau:

 

“Cho nên năm 1939, Hồ Tập Chương lấy bút danh Hồ Quang, có lẽ cảm xúc từ Mộ Tư Tử (慕思子).”

 

(Nguyễn Văn Huy in đậm)

 

Xin độc-giả xem trọn bài ở đây:

 

“Phơi bày những ẩn số của Hồ Tập Chương - Kỳ 9”

https://hoquang.org/2015/12/17/phoi-bay-nhung-an-so-cua-ho-tap-chuong-ky-9/

 

Đến tháng 06/2016, cũng Huỳnh Tâm, trong một bài viết đăng trong blog của chính ảnh, viết một câu như sau:

 

“Quan sát thật chu đáo, phân giải tất cả tài liệu trong thời điểm này chúng ta sẽ thấy Hồ Tập Chương xuất hiện vào năm 1938, trước đó là Hồ Quang, tên tuổi Hồ Chí Minh xuất hiện vào năm 1945. Từ năm 1938, Hồ Tập Chương (胡集璋) biến thành Hồ Chí Minh…”

 

(Nguyễn Văn Huy in đậm)

 

Xin độc-giả xem trọn bài ở đây:

 

“Giải mă nhân vật Hồ Chí Minh - Kỳ 10/27 (Huỳnh Tâm)”

 

B.2 Bảng đối-chiếu giữa hai lời phát-biểu của Huỳnh Tâm:

 

A. “Phơi bày những ẩn số của Hồ Tập Chương - Kỳ 9” (viết năm 2015)

B. “Giải mă nhân vật Hồ Chí Minh - Kỳ 10/27 (Huỳnh Tâm)” (viết năm 2016)

1

1938: Thiếu-tá Hồng-quân Hồ Quang lấy tên Hồ Tập Chương

 

2

1939: Hồ Tập Chương lấy bút danh Hồ Quang

 

So-sánh hai câu trích-dẫn ở trên, độc-giả có thể nhận thấy một cách dễ-dàng rằng cái tật nói láo mà lại nói nhiều đă hại Huỳnh Tâm thảm-thiết . Một kẻ nói láo nhiều quá khó mà nhớ được ḿnh đă nói những ǵ, và rốt cuộc dẫn đến những sự mâu-thuẫn từ chuyện này đến chuyện khác.

 

Nhưng dù cho Dân Làm Báo, Bảo Giang hay Huỳnh Tâm có dựa vào sách của Hồ Tuấn Hùng trong việc chứng-minh Nguyễn Ái Quốc đă chết vào năm 1932 đi nữa, th́ việc đó bây giờ cũng có thể coi như là một canh-bạc đă thua cháy túi.

 

B.3 Huỳnh Tâm có tay nghề sáng-chế sử-liệu và h́nh-ảnh:

 

B.3(a) Huỳnh Tâm cũng là một chuyên-viên chế-tạo h́nh giả, giống như William Duiker và việc tạo h́nh Nguyễn Ái Quốc ở phần E.4(a) ở trên, để lừa gạt độc-giả. Thí-dụ như trong bài “Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 1 (Huỳnh Tâm)”, đăng trong blog “Báo-Động” của Huỳnh Tâm, ảnh đăng một tấm h́nh chụp, trong đó ba anh Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông đều nâng ly. Xin mời độc-giả xem tấm h́nh đó dưới đây:


Tấm h́nh và ngay cả chú-thích in màu xanh dương đều là của Huỳnh Tâm


Huỳnh Tâm chú-thích về tấm h́nh trên một lần nữa, trong một đoạn văn ở phía dưới, như sau:

 

“Năm 1945. Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông bí mật cụng ly tại Trung Nam Hải, trước khi đưa quân vào Việt Nam đồng chúc mừng chiến thắng. Nguồn: Tư liệu Hoa Nam”.

 

(Nguyễn Văn Huy in đậm)

 

Ráp hai cái chú-thích lại, chúng-ta có thể diễn-dịch cái ư của Huỳnh Tâm như sau:

 

(1) Theo cái chú-thích ở trên (nằm ngay dưới tấm h́nh), đoàn quân được đưa vào Việt-Nam trước năm 1965 chính là đoàn quân t́nh-báo. Và theo cái chú-thích ở dưới, thời-điểm đó chính-xác là năm 1945.

 

(2) Sự-việc ba anh Cộng-sản cụng ly ăn mừng chiến-thắng ǵ đó, Nguyễn Văn Huy không lư-giải (giải-thích cho có lư) được. Phải chăng sự-việc đoàn quân t́nh-báo đă được đưa vào Việt-Nam vào năm 1945 là một cái chiến-thắng (theo chú-thích trên) và cần phải được ăn mừng? Hoặc phải chăng họ đang chúc cho đoàn quân t́nh-báo sắp được đưa vào Việt-Nam vào năm 1945 (theo chú-thích ở dưới) sẽ được thắng-lợi? Bó tay!

 

B.3(b) Hăy bỏ qua chuyện nhỏ ở trên, và xin độc-giả chú-ư năm chữ Tàu xếp thành một cái cột ở bên phải của tấm h́nh. Đó là: “Tẩu cận Mao Trạch Đông ” (Lại gần Mao Trạch Đông).

 

Như vậy, h́nh này đă được trích ra từ cuốn phim “Tẩu cận Mao Trạch Đông ” (sản-xuất vào năm 2003). Xem bài 《走近毛泽东》审片综述 (“ Tẩu cận Mao Trạch Đông 东》 thẩm phiến tống thuật ”) của đài Truyền-h́nh Trung-ương Tàu, trong đó ca-tụng phim này hết lời.

 

Cập-nhật ngày 14/01/2018:

Cái video clip dưới đây là một trích-đoạn của cái clip “[CCTV] [1080P] 纪录片《走近毛泽东》 (2003)”, mà nay nó không c̣n trong Youtube nữa.

 

“Hồ Chí Minh gặp Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông tại Tràng Sa năm 1965”


Tấm h́nh dưới đây được trích từ cái video clip gốc của CCTV, vào phút thứ 17:28. C̣n trong cái video clip ở trên, th́ vào phút 00:18. Nó chỉ cách h́nh của Huỳnh Tâm vài khung h́nh (frame) mà thôi. Độc-giả có thể kiểm-tra lại bằng cách so-sánh với cái clip ở trên.


Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông đều nâng ly. Nhưng có phải sự-việc này xảy ra vào năm 1945, như Huỳnh Tâm khẳng-định, hay không?


B.3(c) Như vậy, đến đây, chúng ta có thể xác-định được rằng tấm h́nh của Huỳnh Tâm được trích ra từ cuốn phim “Tẩu
cận Mao Trạch Đông ” của CCTV. Tuy nhiên, clip này không có phụ-đề tiếng Tàu như thường-lệ. Do đó, độc-giả nào không nghe được tiếng Quan-Thoại sẽ gặp khó-khăn trong việc xác-định thời-điểm của việc nâng ly. Để tránh trở-ngại đó, độc-giả hăy xem một cái clip ngắn có phụ-đề (được trích từ cái clip dài ở trên) ở dưới đây:

纪录片-走近毛泽东 - 2/7”

“Kỉ lục phiến - Tẩu cận Mao Trạch Đông - 2/7”

https://www.youtube.com/watch?v=qORsGBjRV6w

 

Tấm h́nh dưới đây được trích ra từ cái clip ở trên, vào phút thứ 3:52.


Xin chú-ư hàng chữ Tàu: “1965 niên Mao Trạch Đông tại Trường Sa hội kiến Hồ Chí Minh ” (“năm 1965, Mao Trạch Đông gặp-gỡ Hồ Chí Minh tại Tràng-Sa”). Tràng-Sa (Changsha) là thủ-phủ của tỉnh Hồ-Nam.



Một lần nữa, độc-giả gặp lại tấm h́nh ba anh Cộng-sản gộc nâng ly vào phút thứ 04:05 của cái clip mờ ở trên. Hàng chữ phụ-đề là “đăn Mao Trạch Đông một hữu đồng ư ” (“nhưng Mao Trạch Đông không có đồng-ư”).


B.3(d) Nói tóm lại, Huỳnh Tâm trưng-bày một tấm h́nh được trích từ một cuốn phim do chánh-phủ Tàu làm vào năm 2003 để chiếu cho công-chúng coi, và sau đó ảnh nói rằng đó là một tấm h́nh lấy từ nguồn T́nh-báo Hoa-Nam. Ảnh từng cho độc-giả của ảnh biết rằng Nhất Biến, một anh bạn cũ người Tàu Chợ Lớn, đă cung-cấp cho ảnh một cái rương đựng đầy-ắp tài-liệu của T́nh-báo Hoa-Nam, vào năm 1987. Xin coi những bài
Chiến lũy Trung Quốc trên lănh thổ Việt Nam - Kỳ 8 (Huỳnh Tâm) “Đảng CSVN, phiên bản của t́nh báo TQ (Kỳ 1)”. Độc-giả của Huỳnh không biết căn-cứ vào đâu để tin rằng Nhất Biến, cái rương, và những h́nh-ảnh và tài-liệu mà ảnh đă đưa vào trong những bài viết của ảnh là có thật, ngoại-trừ cái miệng của một anh nói láo chuyên-nghiệp .

 

Nhưng Huỳnh Tâm c̣n có một hành-vi lừa-đảo độc-giả tệ-hại hơn nữa, đó là việc chú-thích bức h́nh rằng Hồ Chí Minh bí-mật gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai vào năm 1945. Trong khi đó, qua cuốn phim sản-xuất vào năm 2003, ai cũng thấy được cuộc viếng-thăm đó xảy ra vào năm 1965, được quay phim, và nếu không được tŕnh-chiếu bởi đài truyền h́nh nữa th́ mới là chuyện lạ , v́ từ năm 1958 Tàu đă có hệ-thống truyền-h́nh toàn-quốc rồi.

 

 

Nguyễn Văn Huy

 

ọc tiếp Kỳ 2)

 

(Đăng vào ngày 14/08/2015. Phần Phụ-lục đăng vào ngày 24/02/2017. Sửa-chữa và thêm mới vào ngày 21/07/2019)

 

 

Download miễn phí (1): Tài-liệu lịch-sử “Nguyen ai Quoc: arrangements for deportation” (“Nguyễn Ái Quốc và những sự dàn xếp cho việc trục xuất”) của The UK National Archives (Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc).

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính