LTS: Hồn Việt UK online trân trọng giới thiệu bài trả lời phóng vấn đài BBC của một người ở trong nước, tự ứng cử vào đại biểu quốc hội khóa 13 sắp tới của việt-gian cộng-sản, đó là ông Nguyễn Phúc Giác Hải. Qua bài trả lời phóng vấn này, cho chúng ta thấy rằng, nếu có nhiều người trong nước thực hiện việc tự ứng cử vào quốc hội lần này của vgcs như Ls. Lê Quốc Quân trước đây, và ông Nguyễn Phúc Giác Hải, th́  sẽ có rất nhiều h́nh ảnh cùng nhiều sự việc cụ thể nhằm chứng minh cho thế giới, nhất là những nhà ngoại giao của các nước phương Tây vẫn có cái nh́n lệch lạc khen rằng vgcs có cởi mở và mọi quyền tự do cho người dân Việt đă có tiến bộ!!!

 

 

Người tự ứng cử ĐBQH khiếu nại

 

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải thuộc Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người nói quá trình lấy ý kiến cử tri đối với ông đã có nhiều sai phạm.

 

Ông Hải, 77 tuổi, là người tự ứng cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII sắp tới.

Được biết ông qua các vòng Hiệp thương lần thứ nhất và lấy ý kiến cử tri tại nơi làm việc một cách suôn sẻ, với bề dày kinh nghiệm công tác và đóng góp xã hội của mình.

 

Thế nhưng, tại cuộc họp lấy ý kiến cử tri tại nơi sinh sống do Mặt trận Tổ quốc phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chứcsau đó, theo ông Hải, đã có nhiều sự bất cập xảy ra khiến ông chỉ được số phiếu ít ỏi và không lọt vào danh sách cuối.

 

Một số đồng nghiệp và bạn bè của ông đã gửi đơn khiếu nại lên ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, người đồng thời là Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Bầu cử khóa XIII.

 

Đài BBC đã hỏi chuyện ông Nguyễn Phúc Giác Hải về nội dung khiếu nại mà cho tới cuối ngày 25/04 vẫn chưa có phản hồi từ phía người có trách nhiệm.

 

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Hiện chưa có phản hồi gì cả, và tôi cũng nghĩ là sẽ không có gì sớm, vì cái nguyên tắc làm việc của chúng ta xưa nay là phải có ý kiến tập thể, trao đi đổi lại rất nhiều nên rất mất thời gian.

Tôi cũng cố gắng kiên trì chờ đợi, nhưng nếu mãi không có trả lời khiếu nại thì chúng tôi sẽ phải có ý kiến chính thức cho mọi người cùng được biết, vì mục đích của chúng tôi chỉ là làm thế nào để mọi người chúng ta cùng sống theo pháp luật.

 

BBC: Thưa ông, được biết khi lấy ý kiến cử tri nơi làm việc, ông đạt tỷ lệ bầu 100%, thế nhưng tại vòng lấy ý kiến cử tri khu phố thì lại xảy ra nhiều điều bất cập. Ông có thể cho biết rõ hơn ạ?

 

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Vâng, thí dụ thế này. Trong tổ dân phố của tôi, tổ trưởng cho biết là chỉ có 30 giấy mời (tham dự cuộc họp lấy ý kiến) thôi. Thế nhưng trong 30 giấy mời đó, họ không mời các cử tri có hộ liền kề với gia đình chúng tôi.

 

Các hộ đó, họ đều viết giấy ủng hộ tôi.

 

Trong khi đó, lại có 50 giấy mời khác cho những người không liên quan tới nơi tôi ở. Thế thì làm sao họ biết được tôi để mà cho ý kiến?

 

Mở bằng chương tŕnh nghe nh́n khác

 

Rồi trong cuộc họp, những người này đã xuyên tạc công việc của tôi.

 

Thí dụ, tôi là người tìm ra nguồn gốc tên nước Việt Nam (ông Nguyễn Phúc Giác Hải đã chứng minh tên nước Việt Nam không phải là do phong kiến Trung Quốc nhà Thanh đặt cho nhà Nguyễn Gia Long vào năm 1804).

 

Thì họ nói: "Ông Hải là cái ông tự kiêu tự đại, ông tự nói ông đặt ra tên nước Việt Nam. Đặt tên nước Việt Nam phải do Quốc hội phối hợp với các nhà sử học làm, chứ sao ông dám nói ông đặt ra tên nước Việt Nam?!"

 

Thế đó là họ xuyên tạc công việc của tôi. Mà tôi lại không được phép trả lời.

 

Rồi trong lý lịch, tôi đề là 'Nghiên cứu viên chính', thì họ vặn: "Làm gì có ngạch Nghiên cứu viên chính trong tổ chức cán bộ". Trong khi trong lý lịch của tôi có văn bản chứng nhận tôi là nghiên cứu viên chính.

 

Họ cứ nói, mà tôi không được trả lời. Có khác gì họ trói tôi rồi đấm vào miệng tôi? Cái đó là không dân chủ, và các đồng nghiệp cơ quan tôi đã khiếu nại những điều đó.

 

'Như đấu tố '

 

BBC: Thưa, ai đưa ra những điều mà ông gọi là 'xuyên tạc' đó ạ?

 

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Những người họ gọi là cử tri trong cuộc họp đó. Đầu tiên sáu người giơ tay phát biểu thì đều chống tôi cả. Mà họ không cho tôi trả lời, hết sức mất dân chủ.

 

Họ quên mất một điều, rằng tại cơ quan tôi cũng có người tham dự, như ông Giám đốc Trung tâm GS-TS Phan Anh và Trưởng phòng Hành chính-Tổng hợp TS Bùi Thị Ngọc Quyên, đã rất bất bình và họ đã làm kháng thư gửi lên Quốc hội.

 

BBC: Sáu người mà ông vừa nhắc tới, ông có biết người nào không ạ?

 

 

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải nói ông chỉ muốn mọi người sống theo pháp luật

 

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Không, tôi không thể biết được vì họ không thông báo danh sách người tham dự cho tôi. Còn sống chung với nhau trong khu phố, thì tôi chỉ biết các hộ lân cận với nhà tôi, nhưng họ lại không được mời.

 

BBC: Không khí buổi lấy ý kiến theo ông thì như thế nào?

 

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Căng thẳng lắm. Người ta cứ việc lên tố tôi những điều không có. Tôi thì không được phép trả lời.

 

Mãi về sau, khi Giám đốc Trung tâm (Nghiên cứu Tiềm năng Con người) can thiệp thì chủ tọa mới cho tôi cầm micro và dặn "bác nói ngắn thôi". Tôi mới nói mấy câu thì ông ấy bảo tôi dừng, tôi chưa dừng thì cắt luôn micro.

 

Có người có mặt ở đó bình luận là thật chẳng khác gì đấu tố địa chủ hồi xưa.

 

BBC: Thưa, xin tò mò hỏi ông có phải Đảng viên ĐCS không ạ?

 

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Không, tôi không phải Đảng viên.

 

BBC: Ông nghĩ thế nào về cơ hội của mình trong việc tự ứng cử ạ?

 

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình đã làm quá nhiều việc cho Nhà nước, với tuổi của tôi, thì đây chắc cũng là lần cuối cùng tôi có thể ra tự ứng cử, không có lần thứ hai.

Hỏi có quan ngại tuổi tác hay không, thì tôi trả lời thế này: con người ta có ba loại tuổi là tuổi khai sinh, tuổi sinh học và tuổi tâm lý.

Tuổi khai sinh thì rõ rồi, tuổi sinh học thì mỗi người có một bộ máy sinh học khác nhau, không thể bình quân sức khỏe, độ minh mẫn của mọi người được.

Mà đã là bộ máy thì "của bền tại người", anh biết giữ gìn thì máy anh bền, khỏe lâu.

Còn về tuổi tâm lý, thì anh sống chan hòa, yêu đời, năng động làm việc thì tuổi thanh xuân của anh kéo dài ra.

 

---------------------------------------

 Tài liệu tham khảo:

 

Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân không từ bỏ lư tưởng

 

 

Một luật sư nhân quyền trẻ tuổi tại Việt Nam nhiều lần bị bắt bớ và hành hung nhưng vẫn thẳng thắn thể hiện quan điểm trước những sự việc bất b́nh trong xă hội, kêu gọi dân chủ, và mạnh dạn tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa 13 vào tháng 3 năm nay.

 

Trà Mi-VOA | Washington DC  Thứ Hai, 25 tháng 4 2011

 

H́nh: REUTERS

Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân

 

Ls Quân: "Tôi không bao giờ từ bỏ lư tưởng của tôi là phấn đấu cho một xă hội công bằng hơn, dân chủ hơn, tự do hơn, cho đất nước Việt Nam thân yêu của tôi ngày càng tốt đẹp hơn."

Nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân được giới ngoại giao quốc tế và cộng đồng thế giới biết đến, nhất là kể từ khi ông trở về nước sau khi hoàn tất chương tŕnh nghiên cứu sinh theo học bổng do Cơ quan Phát triển Dân chủ NED ở Mỹ tài trợ. Năm 2007, ông bị giam 3 tháng và với áp lực của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông được trả tự do ngay trước khi Chủ tịch nước Việt Nam công du Hoa Kỳ. Đầu tháng này, ông và bác sĩ bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn bị giam giữ 9 ngày v́ đă hiện diện trước cổng ṭa án để xem xét xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi sau khi được phóng thích, luật sư Quân thuật lại những ǵ đă xảy ra với ông và chia sẻ niềm tin, lư tưởng tiếp tục tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và khẳng định những thử thách ông phải đối mặt không hề cản trở ư chí của ông.

Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi bị giam 1 ngày, 1 đêm ở công an quận Hoàn Kiếm, sau đó bị chuyển lên giam ở trại tạm giam số 1 của Hà Nội, tức trại Hỏa Ḷ, trong 8 ngày. Lần này họ đối xử với Quân cũng không khác ǵ so với những lần giam trước. Ngày đầu tiên bị giam ở công an quận Hoàn Kiếm, Quân bị một công an hành hung. Ông đấm hai phát vào đầu và dùng tay ṿ đầu, kéo tóc, nhưng tôi vẫn b́nh thản.

Trà Mi: Việc đó xảy ra ngay giữa đồn công an?

Luật sư Lê Quốc Quân: Vâng, ngay giữa đồn công an.

Trà Mi: Một số thông tin nói rằng lúc anh bị bắt trước cổng Ṭa án Nhân dân Hà Nội, anh có bị hành hung. Việc này có không anh?

Luật sư Lê Quốc Quân: Cá nhân tôi không bị hành hung, nhưng khi chúng tôi bị bắt, chúng tôi đứng thẳng hàng, đan tay lại với nhau. Họ dùng dùi cui điện dí vào phần bên dưới của một số người, đau quá nên nhiều người phải rút tay ra. Sau đó, họ chỉ vào mặt tôi và hô to: “Bắt thằng này!” Lúc đó, dân chúng la lên không cho bắt tôi và dân níu lấy tôi. Những người níu giữ tôi lại đều bị dí dùi cui điện. Ngay lúc họ tiến hành bắt giữ, chỉ c̣n mỗi tôi và Phạm Hồng Sơn vẫn c̣n đan tay vào với nhau. Họ bắt cùng lúc hai chúng tôi và đưa lên xe.

Trà Mi: Trước khi xảy ra bắt bớ, anh và anh Sơn cùng những người khác đă có những hành vi, lời nói, hay cử chỉ nào khiến dẫn tới vụ bắt giữ không, thưa anh?

Luật sư Lê Quốc Quân: Chúng tôi hoàn toàn không có một cử chỉ nào manh động hoặc vi phạm pháp luật. Chúng tôi bước đi trên vỉa hè đối diện ṭa, nơi có rất nhiều người đang đứng, không có biển cấm ǵ cả. Chúng tôi bị một lực lượng mặc thường phục đuổi ra, và chúng tôi lùi dần. Khi chúng tôi thắc mắc không thấy biển cấm, họ mới mang tới 1 biển cấm. Thế là họ cứ tiến tới và chúng tôi cứ lùi dần. Nghĩa là chúng tôi luôn luôn ở ngoài phía biển cấm. Sau đó, họ chỉ mặt từng người chúng tôi và họ bắt đi.

Trà Mi: Đây không phải là lần đầu tiên anh bị chính quyền bắt giữ. Về Việt Nam sau khi hoàn tất chương tŕnh nghiên cứu sinh nửa năm ở Mỹ do Cơ quan Phát triển Dân chủ NED tài trợ, anh đă bị bắt giam bao nhiêu lần?

Luật sư Lê Quốc Quân: Thật sự tôi đă trải qua những trường hợp hết sức nguy hiểm. Kể từ khi tôi học xong khóa học ở Hoa Kỳ về, tôi đi xem xét xử luật sư Đài và Công Nhân, tôi cũng bị bóp cổ, bị đập vào thành xe, rồi bị đưa lên xe. Tôi đi biểu t́nh trước sứ quán Trung Quốc chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa-Trường Sa, tôi cũng bị công an hành hung và bắt đi. Lần ở trong Ṭa Khâm Sứ, tôi cũng bị công an đánh rất nặng và lần này nữa cũng vậy. Những khó khăn tôi đă trải qua trong 5 năm nay là ranh giới giữa cái sống và cái chết rất mong manh.

Trà Mi: Đă trải qua nhiều kinh nghiệm tương tự, chắc anh đă lường trước là nếu can dự vào các vụ việc “nhạy cảm” ở Việt Nam th́ chắc không tránh khỏi những rủi ro như thế. V́ sao biết vậy mà anh vẫn tiếp tục quan tâm và tham dự vào các vụ việc “nhạy cảm”?

Luật sư Lê Quốc Quân: Những người thi hành công vụ đối mặt với tôi, họ hết sức manh động. Họ làm việc với tính chất vũ lực ngày càng cao, và họ chà đạp lên pháp luật. Cá nhân tôi là người theo tinh thần bất bạo động. Theo lư tưởng của tôi, tôi thấy những việc bất b́nh th́ tôi hướng vào để t́m cách giải quyết. Ví dụ như vụ ở Ṭa Khâm Sứ, khi tôi thấy công an đánh một phụ nữ, tôi cũng vào. Vụ của luật sư Đài, Công Nhân, hay luật sư Vũ, pháp luật đă quy định là các phiên ṭa công khai và người dân có thể xem, tôi tin tưởng vào pháp luật và tôi hiện diện ở đó. Có lẽ chính v́ vậy mà tôi vẫn tiếp tục rất tự tin khi đi đối mặt với những vấn đề “nhạy cảm”.

Trà Mi: Khi tới trước phiên ṭa xử luật sư Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4, anh có mang theo máy ảnh không?

Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi có mang máy ảnh nhưng tôi chưa chụp một kiểu nào cả.

Trà Mi: Có ư kiến cho rằng nếu đến chỉ để quan sát, theo dơi phiên ṭa th́ mang máy ảnh làm ǵ, phải chăng có một ư định nào đó không được nhà nước hoan nghênh? Nếu đó là lư do khiến họ bắt giữ anh, anh giải thích thắc mắc đó như thế nào?

Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi có một máy ảnh nhỏ bỏ trong túi áo khoác, nhưng tôi không lấy ra và tôi cũng chưa chụp ảnh ǵ cả. Bản thân tôi thường là một sự kiện chứ ít khi tôi lại đi chụp ảnh để làm một sự kiện.

Trà Mi: Trong 9 ngày bị giam giữ vừa qua, nội dung họ xét hỏi anh là ǵ và lư do nào họ giam anh lâu như thế?

Luật sư Lê Quốc Quân: Đây là một điểm mới, khác lạ so với những lần bắt giam trước. Những lần trước, họ thẩm vấn rất nhiều và quyết liệt. Lần này, trong suốt 9 ngày họ chỉ hỏi 1, 2 câu v́ thật sự hành vi chẳng có ǵ cả. Việc họ bắt giữ tôi là do chỉ đạo từ một cấp rất cao, ư là họ cầm chân tôi đến sau phiên xử là thôi.

Trà Mi: Làm thế nào anh biết được việc này là do chỉ đạo từ cấp cao? Họ có văn bản nêu rơ điều đó hay anh chỉ phỏng đoán?

Luật sư Lê Quốc Quân: Không có văn bản, nhưng rơ ràng việc “gây rối trật tự công cộng”, nếu có, chỉ là một việc rất nhỏ và cơ quan cấp quận giải quyết được. Nhưng đột nhiên khoảng 4 giờ chiều, mọi việc trở nên hết sức căng thẳng. Chúng tôi hỏi lư do họ thông báo cho biết Bộ Công an có cho người xuống làm việc. Thứ hai, họ không đi sâu vào t́nh tiết sự việc mà tỏ ra rất lúng túng. Khi chuẩn bị thả chúng tôi ra cũng có 3, 4 cuộc họp rất căng thẳng giữa các cơ quan cấp cao, kể cả với các lănh đạo tôn giáo, với ban tôn giáo của chính phủ. Trong quá tŕnh làm việc luôn luôn có một người cấp quận là chính thức làm việc với tôi, và có 1 công an cấp thành phố và 1 công an cấp bộ ngồi cùng. Có những khi họ đang theo đuổi hướng làm việc này th́ đột ngột dừng lại họp lấy ư kiến. Khi quay trở lại, họ đề cập đến một vấn đề khác.

Trà Mi: Trước khi anh được trả tự do, phía chính quyền thông báo chính thức với anh thế nào?

Luật sư Lê Quốc Quân: Họ thông báo chính thức rằng hành vi của chúng tôi không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm “gây rối trật tự công cộng”, có nghĩa đương nhiên họ thừa nhận việc bắt giam chúng tôi 9 ngày là oan sai. Chúng tôi đề nghị giải quyết vấn đề một cách tổng thể, phải trả lại tài sản tịch thu của chúng tôi, phải giải quyết những xâm phạm về thân thể, uy tín, và danh dự của chúng tôi. Chúng tôi thấy oan ức, chúng tôi sẽ phải làm đơn khiếu nại. Họ có xử lư hay không và tới mức độ nào th́ bóng hoàn toàn trong chân của các cơ quan tố tụng, nhưng chúng tôi thấy oan sai nên chúng tôi kiên quyết làm. Trong quá tŕnh khám xét gia đ́nh tôi, họ thậm chí c̣n phá cửa cơ quan tôi và khám xét từ 1 giờ đến 4 giờ sáng. Những hành vi này hoàn toàn bất hợp pháp.

Trà Mi: Trong thời gian anh bị giam, vợ anh có vận động sự ủng hộ của giáo dân giáo xứ Thái Hà. Việc này, theo anh, có ảnh hưởng thế nào và góp phần thế nào cho việc anh được trả tự do sau 9 ngày bị giam giữ?

Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi tin rằng chính sự ủng hộ và những lời cầu nguyện đó đă góp phần cho tôi nhanh chóng được trả tự do.

Trà Mi: Từ khi về Việt Nam tới nay, anh không được hành nghề luật sư nữa. Cuộc sống hiện tại của anh như thế nào?

Luật sư Lê Quốc Quân: Dù tôi không được làm luật sư nữa, nhưng tôi vẫn có thể tư vấn với tư cách làm luật sư tư vấn, và tôi vẫn có thu nhập. Ngoài ra, cá nhân tôi là giám đốc 1 công ty. Tôi làm khá nhiều các hoạt động về tư vấn đầu tư, xóa đói giảm nghèo, và các dự án cho các tổ chức quốc tế ở đây.

Trà Mi: Xin được hỏi về ư định anh muốn ứng cử vào quốc hội. Hiện giờ kết quả chính thức ra sao?

Luật sư Lê Quốc Quân: Công dân ngoài 21 được tự quyền ứng cử nên tôi đứng ra tự ứng cử, như anh Hà Vũ tin là công dân nào cũng có thể bị kiện nên anh kiện Thủ tướng vậy thôi. Việc này đúng pháp luật nên tôi ứng cử với mong muốn cải thiện quá tŕnh làm luật tại Việt Nam hiện đang có vấn đề. Tôi muốn ưu tiên ra các đạo luật về hội, trưng cầu ư dân, tiếp cận thông tin, sửa đổi luật chống tham nhũng, những điều luật rất cần thiết và quan trọng cho sự vận hành cơ bản của một quốc gia. Thế nhưng, tôi đă bị người ta cố t́nh sắp đặt loại ngay từ ṿng bỏ phiếu tín nhiệm ở tổ dân phố. Nhân đây, tôi cũng nói thêm, sau 9 ngày tôi bị giam cầm trong Hỏa Ḷ, tôi đă tiếp xúc với nhiều người phạm tội sử dụng ma túy. Theo tôi, một đất nước văn minh có thể xem những người sử dụng ma túy như những bệnh nhân hơn là những tội phạm. Gỉa sử sau này một lúc nào đó tôi có thể làm cho quốc hội trong một chế độ chính trị khác tốt hơn, tôi sẽ cố gắng cập nhật vào chương tŕnh nghị sự của ḿnh những điều đó.

Trà Mi: Anh có cơ sở nào cho nhận xét của ḿnh rằng việc loại anh ra là một sự sắp xếp hay không?

Luật sư Lê Quốc Quân:
Một ví dụ rất rơ là họ không đưa ra họp ở tổ dân phố 64 của tôi mà đưa sang tổ dân phố 50. Hầu hết những người tham dự đă được làm việc, được nói chuyện trước, và được chỉ đạo phải bỏ phiếu bất tín nhiệm tôi. Thay v́ bỏ phiếu tín nhiệm th́ cuộc họp lại mang mùi vị “đấu tố” chống lại tôi.

 

Trà Mi: Sau những ǵ đă xảy ra, ở quốc hội khóa tới, liệu anh sẽ tiếp tục giữ khát vọng được đóng góp vào quốc hội hay chăng?

Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi không bao giờ từ bỏ lư tưởng của tôi là phấn đấu cho một xă hội công bằng hơn, dân chủ hơn, tự do hơn, cho đất nước Việt Nam thân yêu của tôi ngày càng tốt đẹp hơn. C̣n phương thức th́ có thể trong mỗi giai đoạn sẽ mỗi khác. Lần sau, biết được họ đă dàn xếp trước và ḿnh cũng không có nhiều cơ hội, tôi sẽ lựa chọn một phương pháp khác nhẹ nhàng hơn, khả thi hơn.

Trà Mi: Xin cảm anh đă dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Luật sư Lê Quốc Quân: Xin cảm ơn chị. Cho tôi gửi lời đặc biệt cảm ơn đến tất cả những ai đă nhớ tới tôi và đă có những hoạt động tranh đấu cho sự tự do của tôi trong những ngày qua.

 

-------------------------------------

 

Nghịch cảnh hai loại ứng cử viên Quốc hội tiếp xúc cử tri

 

 

Hôm qua, xem trên truyền h́nh, thấy các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh… tiếp xúc cử tri mà thấy mát ḷng mát dạ. Dân chúng đến hoan hỉ, phấn khởi, hoa ḥe đẹp đẽ, hội trường rộng răi, thoáng đăng… và tất cả 100% cử tri phát biểu cũng như giơ tay nhất trí các ứng cử viên này xứng đáng tái đắc cử nhiệm kỳ nữa phục vụ nhân dân. Đúng là nhân dân ở đây quá sáng suốt và nhất trí cao, trí tuệ nhân dân được phát huy thế này th́ Quốc hội hẳn là sẽ không c̣n ǵ để phàn nàn như nhiều người đă từng kêu Quốc hội khóa vừa qua.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri. Ảnh: Đại  Đoàn kết.

 

Lại đọc trên tờ Đại Đoàn kết, cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nơi tổ chức giới thiệu, hiệp thương các ứng cử viên cho Quốc hội bài viết “Trân trọng người tự ứng cử” th́ “Bản chất bầu cử là sự lựa chọn của cử tri, là sự khẳng định tín nhiệm của nhân dân. Nếu không có số đại biểu dư so với đại biểu do trung ương và địa phương giới thiệu th́ MTTQ chỉ c̣n cách 100% biểu quyết để đủ chỉ tiêu bầu như cơ cấu” nên nghĩ rằng kỳ này mấy ông tự ứng cử chắc được trọng vọng lắm.

 

Thậm chí tờ báo c̣n trích nguyên cả “Tư tưởng HCM” như sau “Như vậy, trong tư tưởng của Ct HCM th́ không phải chỉ đại biểu do trung ương hay các địa phương giới thiệu mới đủ uy tín để cử tri lựa chọn, mà cả những người tự ứng cử, dám dũng cảm ra ứng cử cũng là những người cần được quan tâm và trân trọng.

 

Cũng trên tờ báo này, linh mục Phan Khắc Từ được chỉ định ứng cử đại biểu quốc hội nói rằng “Giáo hội cũng luôn khuyên nhủ người công giáo tốt đồng thời phải là người công dân tốt nghĩa là phải có trách nhiệm đối với đất nước trong tất cả các lĩnh vực như chính trị, xă hội, kinh tế… Theo tôi, mỗi tỉnh, nhất là những tỉnh, thành có đông đồng bào Công giáo lại càng cần những người tiêu biểu, đại diện cho giới của ḿnh tham gia làm ĐBQH cũng như HĐND các cấp”.

 

Linh mục Phan Khắc Từ: Những người có đầy đủ phẩm chất, tư cách và khả năng đảm nhận tốt những công việc chung th́ mới được lựa chọn.

 

Như vậy th́ c̣n ǵ dân chủ hơn và chẳng c̣n lư do ǵ mà người công giáo không tham gia thật sôi nổi?

Tối nay, được luật sư Lê Quốc Quân mời đến dự với anh một cuộc họp tổ dân phố để gặp gỡ lấy tín nhiệm khi anh tự ứng cử vào Đại biểu Quốc hội.

Một vài anh bạn bảo: “Thôi, không nên đi làm ǵ, tất cả chỉ là diễn hết đấy mà, kịch bản soạn sẵn rồi, làm ǵ có chuyện như trên truyền h́nh với người tự ứng cử?”

Một người căi lại: “Th́ làm ǵ cũng phải đúng luật lệ chứ, người tự ứng cử được báo chí Mặt trận nói lên quan điểm rơ ràng là trân trọng, tại sao không đi xem nó thế nào chứ, không đến mà xem lại cứ nghĩ tiêu cực thế là không nên, nhà nước ta là nhà nước dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản, không học thuộc bài à?”.

Mấy anh em nghĩ rằng, chắc lại được vào hội trường rộng răi, thoáng đăng, có hoa, có báo chí, truyền h́nh… cũng như các vị ứng cử nêu trên. V́ theo luật pháp quy định, mọi công dân b́nh đẳng trước pháp luật. Luật không ghi điều quy định nào là Tổng Bí thứ, Thủ tướng, Bộ trưởng hoặc Ủy viên Bộ chính trị mới được có hoa, có truyền h́nh… c̣n người khác tự ứng cử th́ nhất định không được.

Vậy là chúng tôi đến. Đi cùng chúng tôi có một Phó chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo Thành phố Hà Nội, ủy viên Mặt trận Tổ quốc TPHN.

Lê Quốc Quân ở chung cư tổ 64, theo anh cho biết, thường họp tổ dân phố th́ họp ngay tại trong chung cư, nhưng hôm nay, chắc buổi họp quan trọng nên Ban tổ chức là Mặt trận Tổ quốc Phường quyết định thuê pḥng họp của Tổ 50.

Trước đó, trong cuộc họp ở cơ quan, nhân viên của anh, những người bị anh “bóc lột” vốn có mâu thuẫn đối kháng với anh (theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê) vẫn bầu cho anh với 100% số phiếu tín nhiệm cao. Có lẽ họ là người hiểu rơ nhất về anh, về con người, ḷng nhiệt t́nh, hành động và tư tưởng của anh.

 

 

Khác với những ǵ chúng tôi được nghe, được đọc, khi đến đây, chúng tôi mới thấy sự thật nó tàn nhẫn hơn nhiều. Một căn nhà hai tầng, cửa đóng kín mít, một cầu thang hẹp gần cửa ra vào được một đoàn người mặc sắc phục bảo vệ, đeo băng và không đeo băng, gậy gộc giơ loạn xạ ngăn chặn tất cả chúng tôi đứng dưới đường và nhất định không cho ai vào.

 

Căn nhà được chọn làm nơi họp cử tri cho ự ứng cử viên Quốc hội.

 

Trước cửa vào nơi họp cử tri, ai vượt qua được hàng rào này?

 

“Ai có giấy th́ vào, ai không có giấy ra ngoài”.

Không chỉ có trước cửa vào nhà, lực lượng tuần tra không ít

 

 

Ngạc nhiên, mọi người hỏi lư do, th́ bảo vệ cứ một mực “Ai có giấy th́ vào, ai không có giấy ra ngoài”.

Bên ngoài, một đoàn người khác, không sắc phục nhưng nh́n rơ th́ ai cũng biết là ai, làm loạn lên rằng th́ là chúng tôi là cử tri, rằng th́ là luật không ai được vào, là thế này, thế khác, thậm chí xỉa xói những người đi cùng chúng tôi.

 

Đặc biệt, đội ngũ quay phim, chụp ảnh rất đông không phải để quay cảnh tiếp xúc cử tri, mà để quay những cảnh ở trước cửa ra vào bị bảo vệ giơ gậy chặn lại. Không biết ngày mai, VTV có tường thuật lại những h́nh ảnh này không?

 

 

Không biết ngày mai, VTV có tường thuật lại những h́nh ảnh này không? hay nhằm mục đích ǵ?

 

Chúng tôi đề nghị ông Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo giải thích, v́ ông cũng là người trong Mặt trận, ông bảo làm thế là không được, luật chỉ quy định những người trong tổ mới bỏ phiếu, không cấm cử tri khác tham dự… Nhưng, tất cả đều bị bỏ ngoài tai.

 

Chúng tôi không yêu cầu vào cuộc họp mà chúng tôi chỉ muốn vào quan sát, xem cuộc họp như thế nào để may ra sau này có thể tự ứng cử chăng?

 

Nhưng, ông Chủ tịch Mặt trận Phường và tổ trưởng dân phố th́ nhất định phải có giấy mời mới được vào.

 

Đâu rồi những nét mặt thường thấy khi cử tri tiếp xúc lănh đạo ứng cử?

 

Chúng tôi hỏi người công an khu vực: “Anh thấy việc tiếp xúc cử tri mà làm thế này, có đúng không”? anh ta trả lời, tôi không biết, cái đó hỏi ban tổ chức. Một nhân viên bảo vệ giơ gậy tuyên bố “Tôi là bảo vệ ở đây, tôi có quyền cho ai vào th́ được vào, không th́ không được vào”.

 

Một đám cô hồn xuất hiện, chỉ tay vào mặt những người đến mong để tham dự cuộc họp và gầm gừ, nhưng tất cả anh em đă không nao núng trước đ̣n này. Mọi người vẫn b́nh tĩnh, ôn tồn và đàng hoàng.

 

Cuối cùng th́ những người “có giấy mời” cũng vào nhà qua khung cửa sắt hẹp với một đoàn bảo vệ ngồi bu kín bịt ngang lối vào.

 

Ngồi thế này cho chắc

 

Cuộc họp của những công dân được chọn khá lâu, nội dung cuộc họp là những người cả đời anh Quân chưa hề biết mặt, lại phát biểu và lên án mănh liệt. Trong khi đó, những người thân, những nhân viên cơ quan… hiểu nhất về anh và những cử tri nhiệt liệt ủng hộ anh th́ phải đứng ngoài.

 

Rốt cuộc th́ cũng màn giơ tay, và hầu hết những cử tri được chọn đồng ư loại ứng cử viên này.

 

Một kết quả không ngoài dự đoán, một cách hành xử không mấy tế nhị. Một người dân ngay trong tổ 64 đứng cạnh chúng tôi, chúng tôi hỏi sao chị không vào họp, chị bảo những người như tôi làm sao được phiếu mời mà vào. Chị nói tiếp: “Chỉ một thời gian nữa thôi các anh ạ, đâu sẽ ra đó, cái mặt nạ mang lâu nó cũng sẽ rơi ra mà thôi”.

 

Hôm qua, trên truyền h́nh không thấy đưa cảnh những người đến dự họp th́ như thế nào, có phải qua một đoàn bảo vệ với dùi cui, gậy gộc và đám cô hồn như ở đây không? Họ có phải căi nhau mới được vào gặp mặt và phát biểu ư kiến với người ứng cử hay không? Họ có được chọn để phát giấy mời hay không?

 

 

Nếu cũng có những màn này, th́ quả là những người được vào họp những cuộc họp đó để phát biểu, ca ngợi ứng cử viên là lănh đạo xuất sắc, tài t́nh… và thật vinh dự khi được giơ tay biểu quyết 100%. Cũng thảm thương thay cho những thứ cử tri không được chọn để gặp ứng cử viên quốc hội như thế.

 

Từng thấy báo chí đưa tin những người tự ứng cử vào Quốc hội đa số đă xin tự rút v́ những lư do trời ơi đất hỡi như “không có thời gian” nào là không được tổ dân phố tín nhiệm v́ không chào hỏi bà con dân phố, không quét ngơ… và mới đây nhất, một người tự ứng cử ở Hải Pḥng cũng đă ra về giữa chừng khi cuộc họp góp ư chưa kết thúc.

 

Chung quy lại, đă nghe nhiều về những màn đấu tố như Cù Huy Hà Vũ và một số người đă trải qua, khi với ḷng nhiệt t́nh của ḿnh lại đi ứng cử Quốc hội v́ nghe đài, báo thông tin mà tưởng bở.

 

Với Lê Quốc Quân, dù sao lần này cũng là lần để anh hiểu rơ hơn những ǵ phải đối mặt trong “cuộc chơi Quốc hội” mà anh mê say từ nhiều năm trước và đă mấy lần toan tính ứng cử để mang sức ḿnh phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Cứ tưởng có tài, có sức,có nhiệt t́nh, tâm huyết là được phục vụ và ai cũng được làm đầy tớ nhân dân sao? Đây quả là sự nhầm lẫn và ngây thơ.

 

Ra về, gặp tổ trưởng dân phố nơi Lê Quốc Quân ở, tôi nói với anh ta rằng: “Kết quả th́ tốt đẹp như dự định, nhưng vỡ diễn hơi vụng anh ạ”. Anh ta bảo rằng: “Tôi có biết ǵ đâu, cái này do Mặt trận tổ quốc Phường tổ chức đấy chứ”.

 

Ông Phó chủ tịch UBĐKGC Hà Nội trước khi ra về nói với chúng tôi: “Không biết ai chỉ đạo việc này mà kém thế?”.

 

Tôi định hỏi ông, với linh mục Phan Khắc Từ được chỉ định vào quốc hội kỳ này và tự xưng là đại diện cho “giới công giáo”(?), không hiểu khi tổ chức cho giáo dân gặp gỡ lấy phiếu tín nhiệm tại Vườn Xoài hoặc khu vực nào để giáo dân góp ư, nhà nước có cần tổ chức kiểu này không?

 

Và giáo dân nào được tham dự buổi gặp gỡ đó có mạnh dạn thẳng thắn vạch rơ ra những khuất tất trong cuộc sống của ông, những điều không rơ ràng trong lư lịch của ông cũng như đời tư của ông thế nào như ở buổi họp lấy tín nhiệm giáo dân Lê Quốc Quân hôm nay không?

 

Trước hết, có giáo dân nào tín nhiệm ông, một linh mục tự xưng danh đại diện cho người công giáo, nhưng đă không  minh bạch, rơ ràng và nhất là nhiều dư luận đă thẳng thừng chỉ ra ông không c̣n xứng là linh mục?.

 

Cũng xin linh mục Phan Khắc Từ đừng kêu gọi thêm những người tự ứng cử nữa, đừng tưởng ai cũng được nhà nước và đảng ưu ái như ông. Để rồi họ phải chứng kiến những màn không đẹp như chúng tôi đă phải chứng kiến hôm nay. Điều đó chỉ càng làm nản ḷng những người mong muốn kéo níu chút ḷng tin c̣n sót lại cho cuộc đời họ bớt ảm đạm.

Đi một lần để biết, đến một lần để hay rằng: Cái thứ dân chủ của chúng ta là cái thứ ǵ.

 

Hà Nội, ngày 30/3/2011.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

 

------------------------------------------

 

'Cử tri đấu tố'

 

 

Một hội nghị của cử tri cấp cơ sở tại Hà Nội đã loại luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân khỏi kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XIII và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

 

Trước cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức ngày 22 tháng Năm tới đây, hôm 30/3, tại Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, luật sư Lê Quốc Quân, người từng có các bài viết và phát biểu kêu gọi dân chủ, đã bị loại khỏi vòng lấy phiếu tín nhiệm của cử tri ở nơi cư trú.

Hội nghị do Mặt Trận Tổ Quốc tổ chức để cử tri bỏ phiếu tín nhiệm hoặc không tín nhiệm ông Lê Quốc Quân, một ứng cử viên độc lập, đã biến thành cuộc đấu khẩu, chủ yếu để phê phán chính ông Quân.

 

Tranh cãi từ đầu

 

Trước đó, cuộc họp đã bị muộn 20 phút vì lý do những khách mời, gồm một số nhà báo, bạn bè ông Lê Quốc Quân đề nghị cùng vào đã bị ngăn lại.

 

Mở bằng chương tŕnh nghe nh́n khác

 

Chính quyền địa phương nói chỉ người dân tổ 64 của phường mới được vào, gây ra tranh cãi ồn ào với ông Quân và những người đi theo.

 

Phía ủng hộ ông Quân sau đó cũng nêu ra trên các trang mạng chuyện số cử tri tổ 64 phường Yên Hòa là chừng 120 người nhưng chỉ có trên 40 người được chọn mời đến dự họp, và rằng hội trường c̣n trống chỗ nhưng một số người thân quen ông Quân đă không được phép vào.

Vào hội nghị, sau phần bầu thư ký và đọc lời giới thiệu lý lịch ứng cử viên là phần các cử tri đặt câu hỏi.

 

Điều cơ bản được chừng 4-5 cử tri cùng cả chính người chủ tọa nêu ra là chuyện ông Quân bị an ninh Việt Nam bắt giam 100 ngày từ 19/3 năm 2007.

Theo người chủ tọa hội nghị, trích các tài liệu của công an, vì ông bị bắt vì tội "tạm giữ hình sự vì hành vi tham gia tổ chức phản động, chống chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

 

'Mùi vị đấu tố'

 

Họ cũng hỏi vì sao ông Quân không nêu điều này trong phần lý lịch.

 

LS Quân phản bác lại, cho rằng đó là một vụ "bắt oan" và không hề có bản án của tòa sau đó nên ông hoàn toàn vô tội.

 

Mở bằng chương tŕnh nghe nh́n khác

 

Người ta cũng nhắc đến giai đoạn ông du học tại Hoa Kỳ ở một viện nghiên cứu chuyên về dân chủ.

 

Ông Lê Quốc Quân nói đây là cuộc lấy phiếu tín nhiệm của tổ dân phố 64, phường Yên Hòa, và ông đã được Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội giới thiệu về nơi cư trú để nhận phiếu tín nhiệm nên chi tiết về lý lịch đó không phải là chuyện quan trọng.

 

Một số cử tri cũng phê phán LS Quân bày tỏ quan điểm về Bấm "cảm hứng dân chủ" từ Bắc Phi.

 

Ông Quân đáp lại, nói rằng ông ủng hộ để Việt Nam có chế độ dân chủ, pháp quyền và để ai cũng có tiếng nói tự do, nhưng không ủng hộ việc liên quân đem bom đạn vào Libya.

 

Ông khẳng định ông là người yêu nước và có các hoạt động nhiều năm xóa đói giảm nghèo, vì đất nước.

 

Luật sư Lê Quốc Quân cũng nói nếu trúng cử, ông muốn Quốc hội Việt Nam ra ngay luật trưng cầu dân ý, luật phòng chống tham nhũng và luật tiếp cận thông tin.

 

Đại diện Công đoàn cơ quan ông, công ty Giải Pháp Việt Nam cũng xác nhận ông là người có tư cách tốt, quan tâm đến nhân viên.

 

Mở bằng chương tŕnh nghe nh́n khác

 

Sau đó đến phần bỏ phiếu bằng giơ tay và chỉ có ba lá phiếu của người khác ủng hộ ông Quân, so với hơn 40 phiếu chống lại.

 

Cuối buổi họp, ông Lê Quốc Quân đề nghị lập biên bản về chuyện lộn xộn lúc vào cửa nhưng không được chấp nhận.

 

Đây không phải là lần đầu tiên các ứng viên độc lập ra tranh cử Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam bị đem ra trước họp hành của công chúng do nhà chức trách tổ chức mang màu sắc "đấu tố".

 

Mời quý vị nghe một số đoạn âm thanh thu được từ buổi họp tối 30/3 vừa qua với mục đích loại ứng cử viên Lê Quốc Quân ra tại Hà Nội.

 

Diễn viên Hồng Ánh vào danh sách bầu ĐBQH

 

Việc Hồng Ánh được giới thiệu ứng cử vào Quốc hội đã gây chú ý

 

Diễn viên điện ảnh Hồng Ánh lọt vào danh sách ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIII sau Hội nghị Hiệp thương lần ba do Mặt trận Tổ quốc TP HCM tổ chức hôm 14/04.

 

Được biết bà Phạm Thị Hồng Ánh đã đạt 100% số phiếu bầu trong phiên bỏ phiếu kín tại hội nghị hiệp thương này, cùng 21 người khác.

 

Trước đó, bà cũng đạt 100% phiếu tín nhiệm khi lấy ý kiến cử tri tại địa phương nơi bà cư trú.

 

Danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII của đô thị lớn nhất nước gồm 41 nhân vật, bà Hồng Ánh (34 tuổi) là nghệ sỹ duy nhất.

 

Trong danh sách này có bốn nhân vật tự ứng cử, còn lại là do các cơ quan tổ chức giới thiệu.

Bà Ánh là người do Hội liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP HCM giới thiệu ứng cử.

Việc bà ứng cử đại biểu Quốc hội mới đây đã thu hút sự chú ý của dư luận, không chỉ vì bà là diễn viên nổi tiếng trong nước.

 

Một nguyên nhân khác là do trên mạng internet cách đây vài tuần có lưu truyền cáo buộc "về đạo đức" của bà do một phụ nữ đưa ra.

 

Diễn viên này giữ thái độ im lặng trước cáo buộc.

 

Danh sách ứng viên

 

Các hội nghị hiệp thương lần ba, thủ tục cuối cùng trước khi chốt lại danh sách các ứng cử viên cho khoảng 500 ghế tại Quốc hội Việt Nam, đang được gấp rút tiến hành trong cả nước.

Hạn cuối cho các địa phương là ngày 17/04.

 

Bên cạnh các ứng cử viên do địa phương giới thiệu, cử tri tại các thành phố sẽ còn phải lựa chọn thêm đại biểu từ danh sách do Trung ương giới thiệu.

 

TP HCM, cử tri sẽ bầu chọn ra 30 đại biểu từ con số 41 ứng viên của địa phương và 11 ứng viên do Trung ương giới thiệu.

 

Con số người tự ứng cử vốn đã ít, nhưng lọt vào được vòng trong lại càng ít hơn. Đa số tỉnh thành không có người tự ứng cử.

 

Tổng cộng danh sách ứng viên chính thức ở cấp trung ương sau hội nghị hiệp thương lần ba có 182 vị, trong đó có những nhân vật chắc chắn sẽ trúng cử như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

 

Ngoài ông thủ tướng, ba lănh đạo Chính phủ khác là các phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân cũng có tên trong danh sách.

 

Danh sách này còn có tên 12 vị bộ trưởng, trong đó có ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an; Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc pḥng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Lao động-Thương binh -Xã hội.

 

Cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XIII và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được tổ chức ngày 22/05 tới.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính