HTT - DL

(Hồng Thập T  -  Đà Lạt)

 

 

Lời ngỏ: Từ lâu tôi có ư ghi lại những kỷ niệm trong thời gian trực tiếp sinh hoạt, làm việc với HTT-DL. Thế nhưng loay hoay măi viết không xong.. Theo thời gian mệt mỏi, trí nhớ của tôi ngày một quên nhiều mà nếu không ghi lại những ǵ c̣n nhớ th́ mai này chắc là sẽ không viết được chi, đến lúc đó chẳng hối tiếc lắm sao! Bởi vậy lần này tôi cố gắng ghi lại quăng thời gian mà đối với tôi thật hạnh phúc. Hy vọng chúng ta cùng nhớ lại HTT - DL với những kỷ niệm đẹp để đời .....

 

 

NHÂN DUYÊN.-

 

Khoảng nửa năm sau Tết Mậu Thân 1968, Hội Hồng Thập Tự - Dalat (HTT-DL) có tổ chức một khóa huấn luyện Cứu Thương Cấp Cứu tại trường Tân Sanh đường Phan Đ́nh Phùng. Sau này tôi mới biết và để nói đúng hơn, phải nói là Hội Hồng Thập Tự - Việt Nam Cộng Ḥa, Phân Bộ Dalat.

 

Khóa cấp cứu dành cho các đoàn thể thanh thiếu niên và anh chị em thuộc các Khu phố. Thực tế chỉ một ít hội viên, đoàn viên một hai đoàn thể như Hướng Đạo VN - Đạo Lâm viên (HĐ) , Gia Đ́nh Phật tử (GĐPt) và bên Khu phố th́ chỉ có Khu phố Một, trung tâm Thành phố Dalat, tham dự mà thôi!  

 

Hướng dẫn phần lư thuyết cấp cứu là Bác sĩ Phan Lạc Giản, Chủ Tịch Phân Bộ, và Bác sĩ  Đinh Đại Kha, Hội viên. Phần thực tập th́ đưa nhau lên Bệnh viện Dalat. Tôi không nhớ là khóa học kéo dài bao lâu, 2 hay 3 tháng th́ phải, sau đó (cũng) thi “tốt nghiệp” như ai!...

 

Về những anh chị em theo khóa học, bên GĐPt  có chị Cao thị Kim Chung, Nguyễn thị Hạnh và các anh Hoàng  Dũng, Nguyễn hữu Huy và một hai người ... quên mất tên. Bên Khu phố Một có chị Nguyễn thị Tuyết, Diệu Phương (con Bà Trương thị Lập, -nhà bảo sanh Trương thị Lập- , vài tháng sau chị Phương sang Pháp du học).....,bên HĐ có anh Lê phục Hưng, Phan bá Phi, Đinh quang Diêm, chị Trần thị Hóa và chị Trinh, Nguyễn văn Hoàng, Nguyễn hữu Bằng... Nữ HĐ có chị Bích, chị của Nguyễn hữu Bằng và các con của Bs Giản, cũng là HĐ: chị Thanh Mỹ, em Trang, anh Cảnh, Cường.....

 

Phần lư thuyết được học (đơn giản), nguyên nhân và triệu chứng các bệnh cần biết, chúng tôi cũng học chích thuốc, vào thịt và mạch máu, lấy nhiệt độ, đếm nhịp mạch, đo huyết áp và cách băng bó....Khi thực tập ở bệnh viện, chúng tôi được các Y Tá chỉ thêm những kinh nghiệm mà các vị đă trải qua, thí dụ như đối với băng “thun (crêp)” th́ không sao nhưng băng vải th́ khi quấn chừng 3, 4 ṿng nên xoắn lại một ṿng như vậy băng sẽ không bị tuột v́ cử động..  

 

Tôi có một vài kỷ niệm không thể quên trong thời gian thực tập:

Một lần tôi lấy thuốc xong đứng chờ bệnh nhân, một cô người “thiểu số”. Đứng chờ hoài, tôi nói cô nằm để tôi tim thuốc..Cô chỉ cười cười, không trả lời. Tôi đang ngẩn ngơ không hiểu th́ bệnh nhân bên cạnh, đồng hương của cô, nói là nếu tôi chịu cưới cô ấy th́ cô sẽ cho tôi chích.. Tôi nói lại là chỉ chích thuốc cho hết bệnh thôi mà... Nhưng khi ông chích thuốc, ít nhiều ǵ ông cũng  “thấy mông” cô ta, điều này chỉ chồng cô mới được thấy! Th́ ra là vậy, tôi hiểu rồi và cũng cười..trừ, đi t́m các chị cùng khóa ...!

 

Khi băng bó cho người bị thương mới thấy không dễ như khi học, băng bó lẫn nhau giữa những người mạnh khoẻ! Sau một hai lần đi chung với anh Y Tá, tôi đă được giao cho, một ḿnh với cái khay đầy đủ dụng cụ đến một pḥng nhỏ riêng để băng cho bệnh nhân, anh ta bị trúng đạn vào chân khá nặng, vết thương đă nung mủ. Anh nằm một ḿnh và nói ...nhiều trong khi tôi băng bó và tôi đă không hỏi hay nói lại câu nào. Với tôi, chỉ chú ư vết thương ..khá nặng đầy mủ và cũng không biết nói ǵ. Vài ngày sau đó tôi để ư mới biết là anh ta “muốn minh oan, là t́nh cờ đi qua chứ không là.. địch vận” và bên ngoài cũng có một anh tuy mặc thường phục nhưng có lẻ theo dơi anh bệnh nhân này... Cũng may tôi không bị..nghi ngờ ǵ cả và hàng ngày vẫn đều đặn đến thay băng. Khoảng  mươi ngày hay hai tuần sau đó, tôi đi giúp cho bệnh nhân khác.

 

Vết thương cách khoảng nửa gan tay nơi phía dưới đầu gối của anh bệnh nhân mới này thật..khiếp! Xương ống chân lộ ra vàng vàng, mủ nhiều và..hôi. Mỗi lần thay băng cho anh, tôi về nhà là phải đi..tiệm tắm nước nóng! Mùi mủ cứ như bám vào..mũi tôi măi! Đâu chừng 3, 4 ngày sau th́ Bác sĩ quyết định đưa anh vào pḥng mổ: cưa phần chân hư v́ không thể làm khác hơn nếu không muốn..cưa cả cái chân nếu cứ để lâu!

 

Tôi được “may mắn” di chuyển bệnh nhân vào pḥng mổ và đứng một góc chờ...sai bảo. Lần đầu tiên tôi chứng kiến (và cũng là ..cuối cùng!) cưa chân như vẫn thường nghe: cưa tay, cưa chân!  Thật ra không phải..(dùng cái) cưa mà là..(dao và kéo) cắt! Sau khi “lạn phần da và cắt bỏ phần thịt (da này dùng túm vết thương lại sau khi cho 1 ống cao su vào để máu mủ có thể chảy ra)” , một cái kéo khá to cắt xương ống chân, nghe “rốp” một cái, các mạch máu được kẹp lại trước đó và trong khi vất phần chân bị bỏ với đầy mủ tràn ra vào sọt rác th́ ...bệnh nhân bỗng kêu la ầm ỉ...: cứu con với, đau quá..v..v.. và  chân bị cưa với nhiều cái kẹp cứ lắc qua lắc lại tạo thành một âm thanh va chạm của kim loại, khá khó chịu cho người nghe... Tôi được Bác sĩ bảo phụ  đè mạnh và kéo tay anh ta ra để chích thêm thuốc mê.. Pḥng mổ cũng .. lăng xăng một chút. Bác sĩ nói chắc là anh này hoặc nghiện rượu hoặc dùng cần sa v́ vậy lượng thuốc mê trung b́nh kia không thấm ǵ... Ấy vậy mà sau khi may vết thương xong xuôi, anh ta lại.. ngáy và ngủ êm ru bà rù!  Khi về lại nhà, đúng lúc nhà nấu canh khoai tây, cà rốt..với chân gị heo, tôi..không ăn được ǵ cả, chỉ muốn đi tắm thôi!

 

Hôm sau nơi pḥng bệnh nhân nằm, khi tôi đến, anh hỏi tôi là chân anh không thể lành hay sao mà phải ..cưa đi! Tôi nhắc lại lời Bác sĩ nói và cũng hỏi hôm qua sao anh la quá, có cảm giác đau đớn ǵ hay sao..v..v.. Anh cho biết anh bất tỉnh nên đâu có biết ǵ ....!

 

Cuối cùng rồi th́ một lễ măn khóa cũng khá vui nhộn với bánh trái nước ngọt..Quan khách tham dự, ngoài Ban chấp Hành (BCH)  HTT-DL c̣n có các Trưởng HĐ, Huynh Trưởng GĐPt..v..v.. Trong lần gặp gỡ này, các vị trong BCH - HTT ngơ ư muốn lập một đoàn Thanh Niên HTT như các nơi khác. Bác sĩ  Phan Lạc Giản gợi ư muốn tôi làm việc trực tiếp với Hội và với đoàn Thanh niên....Sau khi dự vài phiên họp nội bộ, tôi được biết và tiếp xúc thêm: anh Nguyễn văn Đành - Tổng Thư Kư, anh cũng là chủ hiệu sách Liên Thanh ở khu Ḥa B́nh; Dược sĩ Nguyễn Duy Quang - Phó Chủ tịch mà tiệm thuốc Tây cùng tên, nằm ở cuối giốc đường Minh Mạng , chắn ngang là đườngPhan Đ́nh Phùng với rạp chiếu bóng Ngọc Hiệp gần như đối diện. Ông Tŕnh có pḥng trồng răng ở đầu đường Thành Thái, gần nhà hàng Nam Sơn, hướng về rạp Ngọc Lan là Thủ Quỹ.. Ngoài Bs Đinh Đại Kha c̣n có Cụ Trần văn Khắc, chủ tiệm kem Việt Hưng, Hướng Đạo, Ông (họ) Lâm.., mà bà vợ là chủ tiệm vàng Bùi thị Hiếu ai cũng biết..v..v... Thời gian sau thêm hội viên mới, trong đó có Luật sư Hoàng Huân Long có văn pḥng ở đường Hàm Nghi... 

 

 

H́nh trên, các Khóa sinh lớp cứu thương. Hàng đứng từ phải: anh Cảnh, Diêm, quên tên, anh Dũng, em Trang, anh Hưng cà các chị Tuyết, Trinh, Bích, Hóa, Diệu Phương, quên tên .., chị Chung đứng trước bên trái..

 

H́nh dưới chụp chung với quan khách. Từ trái: hàng ngồi, chị Cao thị Kim Chung, chị Hạnh, Cường (con Bs Giản), Hoàng, tôi, Hoàng Dũng, Việt(?)con Bs Giản, Diêm.... Hàng đứng, anh Thạnh, chị Trinh, anh Đành, chị Hóa, chị Lan(?),chị Tuyết, 3 chị ..quên tên, chị Bích, Diệu Phương, Trang (con Bs Giản), Bs Kha, Bs Giản, anh Huy, Phi..,Cảnh và Ds Quang  Ông Tŕnh, thủ quỹ... Các h́nh này do Ông Ulrich Schüle khi sang Munich, ghé thăm và tặng.

 

 

TRỤ SỞ VÀ ĐOÀN THANH NIÊN HTT – DL

 

Chính quyền Dalat cấp cho Phân Hội một miếng đất khá lớn dùng làm Trụ sở (Ts), nằm ở  cuối đường Phạm Ngũ Lăo (trên đồi sát đường là chung cư thuộc Ty Công Chánh) và tiếp giáp đường Thủ Khoa Huân, khá giốc, chạy lên Tiểu Khu. Phía bên kia đường Thủ Khoa Huân (TKH) đối diện (chếch một chút) với Ts, là Trường Tiểu học Thiên Hương do quư Soeur điều hành. Cổng Ts nằm ở đường TKH và cách cầu Bá Hộ Chúc ở cuối giốc khoảng chừng ba mươi thước...Nói chung, miếng đất dùng  làm Ts là một triền đồi, phía sau hướng về Thành phố là con suối chảy từ hồ Xuân Hương, xuyên dưới cầu Bá Hộ Chúc và đến thác Cam Ly. Con suối nhỏ này nằm giữa ấp Ánh Sáng và phần đất nhỏ sát đường Phạm ngũ Lăo. Phần đất mà Thành phố cho các Đoàn thể HĐ, GĐPt..dùng làm Đạo quán, Hội quán mà Trụ sở HTT là lớn nhất...

 

Trụ sở được hoàn thành là nhờ sự đóng góp công sức hết sức tận t́nh của Khu Công Chánh Cao Nguyên Trung Phần (CNTP), đứng đầu là Kỹ sư Trưởng Khu  Nguyễn Xuân Mộng. Các Ty Công Chánh thuộc 6 Tỉnh CNTP trực thuộc thẩm quyền của Ông.. Người trực tiếp điều động xe cơ giới và lắp ráp nhà là Kỹ sư (?) Nguyễn văn Hải, Trưởng Ty Dụng Cụ Khu Công Chánh và Ông Trần Ngọc Mai, Trắc Lượng Viên phụ trách tổng quát. Từ một triền đồi với nhiều cây thông đă được máy móc làm lại bằng phẳng và Ts như tọa lạc “dưới thung lũng” mà đường Phạm Ngũ Lăo ở trên cao chạy song song với mái nhà Ts, ngăn cách nhau bởi một hàng thông dài như một hàng rào thiên nhiên..

 

Ngôi nhà dùng làm Ts thuộc loại nhà “ tiền chế “: sườn nhà là những thanh sắt có nhiều lỗ, ráp nối lại với nhau bằng các đinh vít và vách là những tấm “bột mạt cưa, gỗ vụn ép chặc lại”, hai tấm ghép vào nhau tương tự như ngói âm dương và mái lộp bằng những tấm tôn. H́nh như đây là tặng phẩm của HTT Nhật Bản và HTT Trung Ương Sàig̣n đă mang lên.. Ts cũng..không nhỏ, có lẻ khoảng mươi thước rộng và hơn hai mươi thước dài, gồm ba cửa cái lớn với mấy cửa sổ nhỏ, không phải loại mở toang mà là đẩy cần sắt lên th́ mấy miếng kính nằm xếp nhau sẽ dựng lên, kéo cần xuống th́ kính sẽ xếp lại... Mặt tiền Ts (có các cửa cái lớn) nh́n ra là một sân rộng, kế tiếp là “một vách (thành) đất” do máy cày kéo đất xuống mà phía trên là đường Phạm Ngũ Lăo như đă thưa. Cổng chính nằm bên đường TKH (do Khu Công Chánh giúp toàn bộ kể cả tấm biển ghi HTT-DL), từ trong đi ra rẽ phải là đụng cầu Bá hộ Chúc, rẽ trái là lên Tiểu Khu. Mặt sau chỉ có một cửa vừa phải đi ra phía sau nhà. Lần lượt theo thời gian, khoảng vài tháng sau (?!) ngoài việc một phần ở đầu căn nhà, từ cổng đi vào, được ngăn dùng làm pḥng khám bệnh phát thuốc miễn phí trước đó (do chị Huỳnh thị Mỹ, y tá trực tiếp làm việc và thường được gọi là Mỹ - pḥng thuốc để phân biệt với chị Mỹ con Bs Giản), đầu bên đối diện, một bục gổ cao khoảng hơn một thước được làm  dùng cho việc tŕnh diễn văn nghệ, thuyết tŕnh (ít nhất đă tổ chức đôi ba lần), dạy cứu thương; phần giữa  c̣n lại khá rộng là pḥng học, hội họp..  Sát ngay cửa đi ra phía sau, một Garage được làm nối liền bên dưới mái nhà, bề ngang đủ rộng hơn đối với xe Honda của Hội, chiều dài th́..gấp đôi. Nh́n theo hướng về phía hồ Xuân Hương, cách Ts năm bảy thước là một nhà kho chứa hàng hóa cứu trợ, bên cạnh một nhà nhỏ cho gia đ́nh Bác quản gia và sau cùng, một nhà vệ sinh được làm gần bên con suối. Tất cả công việc này đều nhờ “một tay Khu Công Chánh” hoàn tất, chẳng những vậy, mỗi tháng HTT-DL c̣n được Kỹ sư Trưởng Khu giúp cho khoảng trăm lít xăng để chạy tới chạy lui dùng vào việc cứu trợ cũng như các việc của Phân Hội!

 

Một chi tiết nhỏ cần nói thêm là cách vách Garage hướng về phía con suối khoảng hai thước, một nắm mồ (hoang!) có lẻ được chôn vội trong biến cố Tết Mậu Thân và cũng được để nguyên như vậy...Sau này Bác quản gia và thỉnh thoảng cả anh Hoàng, mồng Một, Rằm thường thắp nhang..

 

Thật đáng tiếc là tôi quên mất, không nhớ được thời gian nào Trụ Sở HTT-DL đă tổ chức lễ khánh thành ..long trọng với sự tham dự của Chính quyền địa phương, các Vị Nhân sĩ và HTT-Trung Ương!  HTT-DL cũng được Trung Ương (TƯ) giao cho 1 xe Land Rover (của Anh quốc) và 1 Volkwagen, loại xe..nhà (Tây Đức) do HTT Nhật giao lại nên tay lái bên phải như Land Rover!. Khoảng trên dưới một năm sau đó th́ TƯ lấy 2 xe này lại và đưa cho 1 xe Honda như đă nêu trên, loại “trung b́nh” với “thùng chứa hàng hóa” phía sau có cửa kéo bên hông và 2 chỗ ngồi phía trước, không kể tài xế! Xe mới tinh do Hăng Honda của Nhật tặng cho HTT-VNCH...mười mấy chiếc.

 

 

Có l khánh thành Ts(?), Hàng ngồi từ trái: anh Phi, Thành, Diêm. ông Trần Ngọc Mai, Bs Giản, Bs Phạm văn Hạt -Chủ tịch HTT-VNCH, anh Lâm hữu Thể, Ông Schüle, anh Đành, Hoàng, em Thư -con gái út Bs Giản, anh Dũng, anh Tuân..H́nh được Ông Schüle tặng.

 

 

xe Honde HTT-DL và chị Phan thị Hiếu

 

Không lâu sau lễ măn khóa, HTT - Trung Ương Sàig̣n với sự phối hợp của Vị Đại Diện HTT Quốc Tế, trụ sở  ở Thụy Sĩ, lo về Thanh niên, Ông Ulrich Schüle, tổ chức 1 khóa, khoảng mươi ngày (?), dành cho thành viên thuộc Đoàn Thanh Niên HTT những căn bản cần thiết của phần thực tập và những người này sau khi học xong sẽ là những huấn luyện viên chính thức khi trở về địa phương..  Các anh Phan Bá Phi, Nguyễn văn Hoàng.... được đề cử tham dự. (Khóa học tiếp theo sau đó, chị Phan thị Hiếu được đề cử.....).

 

Đoàn Thanh Niên HTT-DL chính thức được thành lập vào lúc nào tôi cũng không c̣n nhớ, chỉ nhớ là sau khi khóa cứu thương cấp cứu được tổ chức với các Huấn luyện viên vừa học ở Sàig̣n và các Bác sĩ của Phân Hội. Anh chị em Thanh niên nam nữ theo học khá đông, có lẻ khoảng bốn, năm mươi, ngồi chật cả pḥng! Trong thời gian vừa học cũng là bắt đầu sinh hoạt Thanh Niên và lễ măn khóa chấm dứt với một lễ Tuyên Thệ  tập thể, chính thức trở thành đoàn viên Đoàn Thanh Niên HTT. Đồng phục là áo màu trắng có dấu tṛn với hàng chữ HTT-VNCH màu xanh thẩm chạy chung quanh, nếu tôi nhớ không sai, và chính giữa có dấu Thập Đỏ, may dưới cầu vai bên tay trái. Nam th́ quần tây dài và Nữ mặc váy, màu xanh dương đậm. Ngoài ra, HTT-DL c̣n làm một huy hiệu nhỏ bằng kim loại, màu xanh dương và trắng có h́nh cây thông và dấu Thập Đỏ gắn trên túi áo đồng phục hay áo thường.. Đoàn Thanh Niên HTT-DL có lúc nhân số lên đến hơn trăm người và Nam Nữ sinh hoạt chung như HTT các nơi..

 

 

 

Văn nghệ của Đoàn Thanh niên HTT-DL...

 

 

Ban Huynh Trưởng Đoàn Thanh Niên HTT - DL theo thời gian từ khi thành lập đến sau này, có người đi, có người đến..., gồm các chị Cao thị Kim Chung, Nguyễn thị Hạnh, Nguyễn thị Tuyết, Huỳnh thị Lợi, Nguyễn thị Liên Hương, Nguyễn thị Phục, Phan thị Hiếu, Phạm thị

 

Lâm Viên, Bảo Anh...và các anh Phan Bá Phi, Nguyễn văn Hoàng, Hoàng Dũng, Vĩnh Tôn, Nguyễn văn Tuân, Nguyễn tấn Dũng...và tôi. Bác sĩ Phan Lạc Giản là Đoàn Trưởng, chúng tôi phụ tá. Thực tế th́ Bs ủy nhiệm hoàn toàn cho anh chị em chúng tôi điều hành Đoàn TN!

 

Mục đích và sinh hoạt chính có thể nói chung cả của Hội và Thanh Niên là công tác xă hội từ thiện và trao dồi cứu thương cấp cứu. Tương tự một bên “có của” là Hội và một bên “ có công” là Thanh Niên. Với phương châm “cứu ngặt chứ không thể cứu nghèo và, trước sự đau khổ mọi người đều b́nh đẳng”, anh chị em Thanh Niên t́m kiếm những người gặp khó khăn, lập danh sách và tŕnh lên BCH Phân Hội. Sau đó, các Thanh Niên mang quà đến nơi đưa cho người được trợ giúp. Không những vậy, các địa phương xa xôi qua làng, xă.. cũng gửi danh sách về nhờ Phân Hội giúp đỡ và Thanh Niên cũng mang hàng hóa đến nơi...V́ vậy có thể nói hoạt động xă hội của Phân Hội và Thanh Niên không thể tách rời. Nếu có một hai ..riêng rẽ chỉ là bên Phân Hội tổ chức các lớp học may sau khi được TƯ tặng cho khoảng 20 máy may, riêng về máy đánh chữ cũng được tặng mươi cái nhưng không mở lớp được v́ không có..Thầy! Dĩ nhiên pḥng khám bệnh phát thuốc miễn phí như đă thưa thuộc “chuyên môn “ của Phân Hội.. Ngược lại các lần đi Trại là những sinh hoạt..riêng của Đoàn Thanh Niên. Tuy nói vậy chứ Phân Hội tài trợ cũng không ít!

 

 

 

H́nh trên, Thanh niên HTT-DL, đứng giữ cầm bảng tặng là Ông Ulrich Schüle. Bên trái Ông là Bs Giản, sau Bs Giản là Dược sĩ Nhàn HTT-TƯ, bên phải Ông Schüle là Ds La Thành Trung... H́nh dưới Ông Schüle dạo chợ Dalat.

 

 

CÔNG TÁC XĂ HỘI  -  SINH HOẠT TN.-

 

Một vài công tác, trong những công tác, mà tôi c̣n nhớ:

Trong thời gian đầu pḥng khám bệnh miễn phí chưa xong, những bệnh nhân sau khi phát hiện, được đưa ngay hoặc đến pḥng khám của Bs Phan Lạc Giản ở khu Ḥa B́nh hoặc của Bs Đinh Đại Kha ở cuối giốc Minh Mạng, gần tiệm thuốc tây của Ds Nguyễn Duy Quang. Ngoài việc khám bệnh c̣n được tặng thuốc, dần dà tôi cũng trở thành “quen mặt” với các Y Tá nơi này, nhờ vậy các bệnh nhân đưa đến đều ưu tiên...

 

Một Cụ Bà, ở giốc Nhà Ḅ (?),thọ Trăm tuổi, một Trăm tuổi!, sống một thân một ḿnh, không có thân nhân hay con cháu chi cả.. Cụ sống nhờ vào hàng xóm và nhiều lần phải hái các loại rau ăn được mọc lẫn lộn với cỏ ở trong vườn để..sống qua ngày! Khi “được mách” như vậy, chúng tôi t́m đến và đưa Cụ đi khám bệnh nơi Bs Đinh Đại Kha. Trong khi Bs Kha khám cho Cụ, chúng tôi đến Bs Giản nhưng lúc đó bệnh nhân đông quá, cho nên sang hiệu sách Liên Thanh của anh Đành, TTK, gần đó và đề nghị trợ giúp khẩn cấp cho Cụ. Được anh Đành đồng ư và anh sẽ nói chuyện lại với Bs Giản mà anh nghĩ là không có vấn đề ǵ, chúng tôi lại đến Bs Kha đón Cụ về, sau khi thưa qua cùng Bs những điều vừa gặp anh Đành. Phần trợ giúp gởi cho Cụ, mền chiếu, thực phẩm..v..v.., nhiều bằng hai người. Chúng tôi cũng nhờ hàng xóm lưu ư giúp Cụ và cần ǵ có thể đến Ts báo cho chúng tôi... Thời gian sau, khi hỏi thăm th́ được biết Cụ đă qua đời. Sau này khi pḥng khám bệnh ở Ts hoạt động th́ cũng chấm dứt việc đưa bệnh nhân.... Pḥng khám bệnh và phát thuốc miễn phí, làm việc mỗi buổi sáng (riêng chị Huỳnh thị Mỹ làm việc ở đây nguyên ngày), thường xuyên thay nhau bởi các Bác sĩ Phan Lạc Giản, Đinh Đại Kha (không lâu sau đó Bs Kha xuất ngoại tu nghiệp), Nguyễn Lân Giác, người lấy lại pḥng khám bệnh của Bs Kha ( Bà Nguyễn Lân Giác cũng là Bác sĩ) và một hai Bs Quân Y của Trường Vơ Bị đă hưởng ứng lời kêu gọi của Bs Giản. (anh Phi nhớ là khám bệnh mỗi thứ Tư..Có lẻ Mỹ pḥng thuốc biết rơ hơn, tuy vậy hy vọng anh chị em cũng không xem chuyện này..là “chuyện lớn!”).

 

Tôi và anh Nguyễn văn Hoàng với chiếc Land Rover đầy hàng chạy vào một làng “người Thượng” theo văn thư xin trợ giúp của làng này gởi cho Bs Giản trước đó. Không c̣n nhớ làng này nằm chính xác ở đâu, chỉ nhớ trên đường xuống Dilinh, chừng khoảng hơn mươi cây số trước đó th́ phải rẽ vào đường...rừng, cách quốc lộ Dalat - Saigon cũng trên dưới hai mươi cây số. Đường núi nên gập gềnh đất (đỏ) đá, không dám chạy mau. Chúng tôi đă gặp phải một con suối nhỏ và là mùa mưa nên khá đầy nước. Anh Hoàng “hy sinh” xuống xe lội qua suối xem cạn hay sâu, có chỗ nước ngập đến đầu gối! Nhờ xe Land Rover khá mạnh cho nên chúng tôi vượt qua được. Khoảng hai, ba cây số sau đó lại một con suối rộng hơn, bề ngang khoảng 4, 5 thước, chắn trước mặt và hai thân cây tương đối lớn nằm bắt ngang qua thay cầu. Không thể quay lui v́ có lẻ cũng sắp đến làng, anh Hoàng lại xuống đi trên cầu và chỉ cho tôi lái xe qua. Bánh xe lăn trên hai cây gổ, thật chậm, thật chậm...Cuối cùng anh em tôi thở phào nhẹ nhơm khi xe qua được an toàn. Bà con vui mừng ra mặt khi nhận quà theo danh sách đă có.. Cũng nơi đây, anh em chúng tôi được thử qua về ..rượu cần! Lúc quay về cũng lại hồi hộp nhưng không nhiều như lúc đến.

 

Với chiếc Land Rover chúng tôi cũng đến trại Cùi Dilinh ít nhất là 2 lần! Thật vô vàn khâm phục quư Nữ Tu, quư Soeur, cống hiến đời ḿnh phục vụ bệnh nhân, quư vị là những Thiên Thần!. Một tấm bảng ghi lại h́nh ảnh và tiểu sử Vị Linh Mục sáng lập và được biết sau cùng Ngài cũng bị lây bệnh và qua đời. Chắc chắn Ngài đă hưởng nhan Thánh Chúa!  Nơi đây chúng tôi được giải thích về 2 loại Cùi: khô và ướt, loại sau vừa nguy hiểm vừa dễ bị lây! Tôi chứng kiến một bệnh nhân bị Cùi khô; trong khi tṛ chuyện với chúng tôi, anh ta đưa tay găi găi và bỗng ..một ngón tay bị..rơi xuống đất! Anh b́nh thản vừa cười vừa nói, lại rụng thêm ngón nữa, x̣e bày tay chỉ c̣n .. 3 ngón và cuối xuống lượm ngón tay ...! Phải nói là trong ḷng chúng tôi thật..sợ hăi nhưng không dám tỏ thái độ nào, vội gật đầu chào và... đi ngay! Sau này khi đổi sang xe Honda, chúng tôi có đến một lần nữa.

 

Với xe Honda, chúng tôi cũng tiếp tục đến các nơi xa nhưng không đồi giốc như trước kia. Chẳng hạn như đến vùng “đất mới Châu Sơn”, nằm giữa đoạn đường Quận Đơn Dương (hướng Dalat-Phanrang) và Đức Trọng (Dalat-Sàig̣n), vùng đồng bằng. Lần này chỉ có..một ḿnh tôi, lư do phút cuối hai TN đă hẹn đều không đi được.  Đặc biệt một lần ..duy nhất, có cả Bs Giản, chúng tôi vào Trường Vơ Bị trợ giúp cho gia đ́nh anh em binh sĩ bị hỏa hoạn vào tối trước đó. Chúng tôi được Trung Tướng Lâm quang Thi lúc bấy giờ là Chỉ huy Trưởng..tiếp kiến! Thùng xe Honda dùng chở hàng, có lẻ bề dài khoảng gần 2 thước, rộng khoảng 1 thước 7 và cao khoảng 1 thước rưỡi (?!), cũng đă từng chở nạn nhân trong một lần, có lẻ khoảng 1969 hay 1970 chi đó, nơi số 4 Thành Phố Dalat (vùng ngoại ô) lại bị..tấn công. So với Tết Mậu Thân th́ “không thấm vào đâu” nhưng không tránh khỏi một vài người bị thương, trong đó có người không may tử nạn do chúng tôi chở lên bệnh viện! Một kỷ niệm khó quên: một buổi chiều hết giờ làm việc khá lâu, một sản phụ đau bụng đến trước cổng Ts th́... đi không nổi nữa và đă được anh Nguyễn văn Hoàng, cũng vừa đúng lúc từ nhà đến, vội vă đưa lên Bệnh viện với sự phụ giúp của người chồng..., may mà không sanh trong xe! (Chuyện này do anh Hoàng kể lại, ch́a khóa xe cả anh và tôi đều có).

 

Có thể nói hầu như đa số, nếu không muốn nói là..toàn bộ!, người dân Thành phố, kể cả “anh em lo về an ninh trật tự “ dần dần ...quen thuộc xe Honda với dấu Thập Đỏ hai bên hông của HTT-DL (Bảng số xe cũng mang HTT-DL...) chạy tới lui trong phố cũng như ngoại ô..

 

Trong tất cả những lần trợ cấp thực phẩm, ngoài việc lập danh sách và ghi rơ phẩm vật trợ giúp, người nhận phải kư tên đồng thời cũng chụp h́nh cùng biểu ngữ ghi địa điểm với sự có mặt của chúng tôi và tất cả bà con.., bởi v́ những h́nh này sẽ gởi về Trụ Sở HTT - TƯ và cả HTT - Quốc tế như là những bằng chứng Chi ra các phẩm vật mà HTT - DL đă Nhập ...

 

Như đă thưa, HTT - DL mở khóa dạy may, chemise và quần, do Bác Mười, thân phụ các em Dũng, Lan, Cúc (TN-HTT) hướng dẫn. Học viên đóng học phí (phải chăng) và Bác Mười có thù lao. Nếu tôi nhớ không sai: mỗi khóa 3 tháng, ngày 2 khóa, từ 15 giờ đến 17 giờ và từ 18 giờ đến 20 giờ, thứ Bảy - Chủ Nhật nghỉ. Học viên chỉ sắm thước đo và kéo, c̣n lại do Hội đài thọ. Cũng nhờ các khóa may mà người ra vào Ts thêm nhộn nhịp. Buổi sáng th́ người đến khám bệnh, xế chiều th́ học may! V́ Bác ở ngoại ô cũng tương đối xa và không có phương tiện di chuyển nên đều đặn ngày 2 lần, đón Bác đến dạy và đưa Bác trở về...

 

Ngoài ra Ts lại thật rộn ràng, tới lui nhộn nhịp hơn nữa khi có khóa cứu thương cấp cứu, chuẩn bị đi trại, đặc biệt là ..một lần tổ chức hội chợ tại đây!

 

Cũng xin được nói ngay: vài tháng sau khi HTT - DL được nhiều người biết đến, chúng tôi đă có một giờ phát thanh nhằm phổ biến những tin tức của HTT - VNCH và những hiểu biết cơ bản cùng phương pháp ngừa các bệnh tật thông thường đến người dân mà Đài Phát Thanh Dalat đă có nhă ư dành cho. Thế nhưng không hơn nửa năm th́ chương tŕnh này phải ngưng v́... chúng tôi bắt đầu (quá) bận rộn, không thể lo tiếp!  Thứ đến là một Nội san, một năm 4 số, mang tên T́nh Thông. Nội san cũng ..khoảng hai năm th́ ngưng phát hành v́ “lư do kỹ thuật”!

 

Lần đầu tham dự Đại hội HTT-VNCH do TƯ tổ chức, Đại hội qui tụ tất cả các Phân bộ trên toàn quốc và hiện diện của Phân bộ Dalat ngoài Bs Giản, Chủ tịch Phân hội c̣n có anh Phan Bá Phi, Nguyễn văn Hoàng và tôi bên TN. Trụ sở HTT-TƯ nằm trên đường Hồng Thập Tự ở Thủ Đô Sàig̣n là một ṭa nhà khá lớn, vừa nhà kho vừa nhà xe ..v...v..., phía trước mặt ngôi nhà, sát mặt đường là một sân rộng dùng tổ chức hội chợ! Đại hội lần này ngoài những tường tŕnh hoạt động của các Phân hội, bàn thảo sinh hoạt sắp đến c̣n bầu lại Chủ tịch Hội HTT-VNCH mà Bác sĩ Phạm văn Hạt hết nhiệm kỳ và xin rút lui. Dược sĩ La Thành Trung được bầu thay thế Bs Phạm văn Hạt. Sau những tiếp xúc, chuyện tṛ những lần sau đó khi có dịp, theo nhận xét  cá nhân tôi, Ds La Thành Trung là người đức độ, nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn mà người nghe rất dễ có thiện cảm với Ông, nhất là hết ḷng v́ sự phát triễn và vững mạnh của Hội! Chúng tôi c̣n được quen biết với các anh em ở TƯ như anh Trung (Trần văn?), Lâm hữu Thể (khoảng năm 1974 anh làm Giám đốc Ngân Hàng Tín nghĩa ở Dalat), anh Tâm và nhất là em Dũng (Ngô?)..”mập -do thân h́nh khá tṛn trịa của em-!”. Một người không thể quên: Chú Tư, trông coi xe cộ của Hội! Sau này cứ mỗi lần có dịp về Sàig̣n là luôn được Chú “kín đáo cho mượn” xe để chạy tới chạy lui...v́ anh chị em Dalat  không đi bằng xe của Phân hội về...! Tôi nhớ là đă tham dự Đại hội HTT-VNCH được 2 lần, (lần sau không rơ bên TN đi mấy người) và 2 lần Hội chợ do TƯ tổ chức với lễ khai mạc rất long trọng với sự tham dự của Thủ Tướng, Tổng Thống!

 

Các kỳ trại của Thanh Niên HTT-DL cũng mang nhiều kỷ niệm khó quên:

Ds La Thành Trung có một ngôi nhà ở Vũng Tàu và cho phép xử dụng khi phái đoàn TN chúng tôi đến cắm trại nơi này. Giọng nói..trong trẻo của Lâm Đồng, em gái chị Lâm Viên, khi bước xuống..bờ biển với gềnh đá lởm chởm, chạy dài ra Băi Sau của Vũng Tàu..” đá nhọn không hà, làm sao tắm..!”. Thật ra nơi này chỉ dạo một chút cho biết chớ không phải là nơi tắm.  Để anh em TN, “dân miền núi”, biết mùi cua ..tươi!, các chị Lợi, Viên, Hương, Phục, Hiếu..v..v.. đă mua mấy xâu cua về, chưa kịp làm ǵ th́ cua sút dây trói, ḅ ngổn ngang mà không chị nào dám bắt v́ sợ kẹp, la “cầu cứu om x̣m” ....

 

Một kỳ trại ở Cam Ranh do Phân bộ Khánh Ḥa tổ chức, ngoài ..chủ nhà, anh chị em chúng tôi, không biết c̣n Phân bộ nào nữa.. Trại lần này...thật không thể quên nỗi! Thời tiết xấu, bị mưa. Đánh răng rửa mặt mỗi sáng là tất cả trại sinh phải kéo nhau đi.. đến giếng nước ngọt cách trại tương đối xa. Trông anh chị em chúng tôi đi, những trại sinh, như một...đoàn quân ..thất trận..!”. H́nh ảnh khi được thăm viếng nơi huấn luyện các anh “Người Nhái” của Hải Quân là một h́nh ảnh thật không thể quên mỗi khi nhắc đến nơi này. Trên những tảng đá lớn sát bờ với sóng vỗ nhè nhẹ, các anh, và cả chúng tôi, ngồi từng nhóm với nhau, được giải thích cho nghe về chương tŕnh tập luyện đầy gian nan: mỗi sáng sớm tinh mơ, thật ra từ ..khuya, chừng 03 giờ00, thức dậy và bơi khoảng 20 cây số (“khứ hồi”), sau đó điểm tâm...và tiếp tục các tập luyện ..nặng nhọc khác. Trong dịp đó, một anh (không biết tên) với cây đàn guitar, ngồi hát những bài t́nh tự dân tộc..,tất cả im phăng phắc..Tiếng sóng nhẹ vỗ vào đá, giọng trong và cao vút của anh khiến người nghe thật bồi hồi xao xuyến, không gian như cô đọng, thời gian đứng yên.... Đối với tôi, đây là h́nh ảnh đáng nhớ nhất của kỳ trại!

 

Nếu nói rằng đi trại là dịp nghỉ ngơi thoải mái th́ lần đi trại ở Nhatrang, với sự giúp đỡ tận t́nh của Phân bộ bạn, thật sự đúng nghĩa này!

 

Từ bờ biển Nhatrang nh́n ra trước mặt, một ngọn núi lớn trước mắt mà ai cũng biết, chúng tôi được tàu nhỏ Hải Quân đưa ra nơi chân núi đó. Đến nơi mới biết, một băi cát nho nhỏ với một giếng nước ngọt ngay bên chân núi, nơi đây được gọi là băi Trũ và chúng tôi ở đó khoảng 4 ngày. Sau khi dựng lều th́ chỉ c̣n tắm biển và..nấu ăn bởi v́ “trên là núi, trước mắt là..nước”, không đi đâu được! Hầu như anh chị em chúng tôi chỉ mặc quần áo tắm, ngủ dậy lăn người là..xuống nước. Tôi cũng có dịp “ăn hào tươi” v́ chỉ cần mang sẵn một chén nhỏ chanh muối tiêu, một con dao “găm!” lội đến những tảng đá từ chân núi trải dài ra biển là có thể gỡ những “con hào tươi” nơi đó... Cũng ở trại này, các em TN thi nhau “lấy danh hiệu Kem Hynos (ai cũng biết quảng cáo là một..anh chà da đen!)”, h́nh như em Dũng ở Ấp Ánh Sáng, người Huế, “đoạt giải”. Em vốn có nước da ngâm ngâm nay thêm ..biển mặn với nắng chói chan th́..từ ngâm ngâm sang.. đen mấy chốc!

 

 

H́nh do anh Bùi Hùng ở Mỹ gởi, tôi chỉ nhớ tên vài anh chị em: ngồi ở giữa, sát h́nh, là anh Nguyễn văn Hoàng, (đă qua đời) đứng ngoài cùng bên phải là anh Phan Lạc Cảnh, người vịn vai em nhỏ là chị Lâm Viên, bên trái chống tay vào hông là em Lực, bỏ đi một em nữ là Lâm Đồng, một số em trong h́nh nhớ mặt mà..quên tên! , phía sau là Tháp Bà Nhatrang.

 

 

... “CẦU CƠ !”

 

..chỉ có vài anh em trong chúng tôi “chơi cầu Cơ!” ở Ts nhưng cũng nói qua. Ai cũng biết đây là một “tṛ chơi...nói chuyện với người bên kia, những người đă khuất..” Thật khó ḷng giải thích những hiện tượng này chính xác theo..khoa học, riêng tôi vẫn coi đây là tṛ chơi..cho vui, không (quá) tin v́ có thể tự tạo cho ḿnh những ảo giác khiến tâm thần bất ổn. Không biết bắt đầu từ lúc nào mà chúng tôi có ư nghĩ này, rất có thể phát xuất từ một tối...:

Anh em chúng tôi thỉnh thoảng cũng ngủ lại Ts v́ ..lười về nhà, nhất là khi tôi đưa Bác Mười về và quay lại Ts th́ cũng khoảng hơn 21giờ, và “pḥng” tôi ngủ là thùng xe Honda (đậu trong Garage), anh Hoàng ngủ pḥng khám bệnh, có giường, hoặc có lúc cùng anh em khác ngủ trên các bàn dài...Một khuya khi đang chập chờn, cánh cửa bên hông xe Honda được kéo mở ra kêu một tiếng ..soạt, tôi ngồi bật dậy và hỏi Ai dzậy, chồm người ra cửa xe không thấy ai và không có tiếng trả lời, tôi kéo cửa lại ...ngủ tiếp. Sáng hôm sau hỏi mấy anh em th́ đều trả lời là không có làm!  

 

Khi c̣n ở Trung học đệ nhất cấp, tôi cùng bạn học đă “chơi qua cầu Cơ”. Lúc đó chúng tôi ..làm rất đúng điệu: t́m mượn con Cơ bằng nắp ván ḥm, chép bài (lục bát) dùng khi bắt đầu cùng với nhang đèn..v..v.. Về sau không cần các thứ này, chúng tôi dùng một đồng tiền kim loại cùng nhang đèn và ..mời “bâng quơ” cũng đủ cho việc “cầu Cơ”..Tôi và anh Hương, bạn tôi, sau khi chơi xong, có đêm cũng..sợ lắm! Trước đó chúng tôi cũng chia nhau ..nghiền ngẫm Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh...! Thật t́nh ..tôi rất “thỏ đế, nghĩa là rất nhát gan” nhưng lại thích tham dự khi nghe những chuyện này....

 

Tôi nhớ là một tối, tôi, anh Hoàng và em Sơn -đen- (?), h́nh bên trên, đứng sau cùng bên trái chỉ lộ khuôn mặt nhỏ giữa 1 Nam và 1 Nữ) thử ...chơi xem sao. Anh Hoàng nói rằng v́ theo Đạo Thiên Chúa nên Cơ sẽ khó ..nhập được. Tôi bảo không sao, cứ thử và duy nhất là đừng đè hoặc cưỡng lại khi Cơ chạy hoặc tự đảy. Ba anh em chúng tôi thử lần đầu, Cơ chạy vừa chậm vừa..lằng nhằng, nghĩa là cứ xoay..ṿng ṿng t́m mẫu tự khá lâu. Khuya hơn một chút th́ Cơ chạy tạm được hơn nhưng chúng tôi.. đi ngủ. (Lúc này có ghế bố “nhà binh” để ngủ!) Mấy đêm sau chơi “cầu Cơ có..hứng thú” hơn v́ ít chạy ṿng ṿng và anh Hoàng lại là người “nhạy với Cơ nhất!”, chỉ một ḿnh anh để tay vào là Cơ đủ chạy và chỉ đúng chữ, kể cả có lần thử bịt kín mắt anh lại! Một tối, dĩ nhiên, tôi nhớ là lúc đó ngoài tôi, Hoàng c̣n có em Sơn và Thạnh, tôi nằm trên ghế bố nhỏ, mấy anh em để tay vào đồng tiền.. Cơ lên, tôi hỏi làm sao chứng minh “linh hay không”, có thể gơ vào cánh cửa sổ 3 tiếng?, Cơ bảo được, sau đó chúng tôi nghe (rất rơ) 3 tiếng gơ..Các em Sơn, Thạnh..”sợ quá” nhảy sang bên tôi đang nằm vừa ..la, nó gơ, nó gơ..làm đổ cả nhang và nước! Tôi bảo b́nh tĩnh, như vậy ḿnh tiếp tục được, không sao..Lại hỏi liệng đá lên mái nhà (tôn) được không, bảo được, và cũng đúng như vậy, nghe tiếng đá lăn trên mái.. Anh em chúng tôi, tuy sợ nhưng cùng kéo nhau đi chung quanh nhà xem có ai núp ..phá hay không. Không thấy ai cả và lúc này cũng..nửa đêm, chắc là không có ai, cứ vậy mà tiếp tục mỗi đêm và có thêm anh Phan Bá Phi nhập cuộc..v..v..Có một lần, một “Bà Đầm nhập Cơ”, may có anh Phi “dân trường Tây” nên không là vấn đề... Sau cùng, tôi, có thể anh em khác cũng giống tôi (?), nhớ nhất là Cô Thérèse Trần (?) thị Minh, sinh viên Viện Đại học Dalat...Cô “nhập vào Cơ”, chạy điềm đạm, thong thả và chỉ đúng chữ, tuy ban đầu có “chậm chạp” nhưng sau đó nhanh dần.. Cô cho địa chỉ nơi nhà trọ, hôm sau chúng tôi t́m đến và..chủ nhà xác nhận đúng (chúng tôi chỉ nói là người quen với Cô, t́m đến thăm...). Từ Phố đi đến cuối đường Phan Đ́nh Phùng, trước mặt là Nghĩa Trang Thành Phố, đường rẽ sang phải là hướng đến Trường Trung Học Trần Hưng Đạo - Suối Vàng, đường sang trái, chừng năm ba trăm thước sau đó, là thuộc số 4 - Dalat, nhà Cô ở trọ trên đoạn đường này và cách đường Phan Đ́nh Phùng không xa bao nhiêu, tôi không nhớ tên...  

 

Nói chuyện qua..Cơ với Cô, dần dà chúng tôi như là “bạn thân”, tối nào Cô không thể đến, chúng tôi..ngủ sớm! Tất cả những ṭ ṃ muốn biết về “thế giới bên kia”, Cô đều trả lời  “không được phép nói”... Một lần anh Tấn Dũng bị mất bóp tiền, hỏi Cô chỉ cách t́m lại, Cô chỉ  ..hai ba lần mà đều t́m không được ǵ cả, sau đó th́ Cô  “xin lỗi”! Cô có làm một hai bài thơ rất hay và chúng tôi đă cho đăng trong nội san T́nh Thông.. Tôi liên lạc với anh Phi, được anh gởi cho 2 câu thơ của Cô mà anh c̣n nhớ:

    “....Cho tôi một t́nh yêu luân vũ

Vùng mộng đầy xin gửi dă tràng chôn...“ 

 

Nhiều lần tôi ngỏ ư mong được gặp Cô “báo mộng” để biết.., nhưng luôn (phút cuối)  không thấy Cô lần nào! Khi hỏi rằng có thể giúp ǵ cho Cô th́ Cô xin chúng tôi làm cho Cô một lễ ở nhà Thờ.... Anh Hoàng là người Công giáo đứng ra lo liệu và chúng tôi chung nhau xin cho Cô một lễ ..tốt nhất. Hai hôm sau khi muốn coi xem kết quả ra sao, một cô bạn của Cô Minh bảo rằng hôm qua Cô Minh chờ chúng tôi suốt... để cám ơn mà không gặp và sau đó Cô đă về Thiên Đàng, nếu muốn gặp lại chỉ có thể vào ngày 01 tháng 11, ngày lễ Các Thánh! Sau đó không lâu chúng tôi cũng... nghỉ luôn! Tṛ chơi của anh em chúng tôi cũng..  “chuyền tai” trong Đoàn TN, v́ vậy hầu như ai cũng biết....

 

Cũng xin được kể lại một chuyện liên quan, tương tự...:

Một sáng, anh em thấy trong sân sau của Ts đầy dép trẻ em, vung văi lung tung. Nhờ Bác quản gia lượm và để gọn một nơi. Trưa đến, các trẻ em phía trên chung cư Công Chánh (đồi Phạm Ngũ Lăo) kéo nhau đến..xin lại dép. Chúng tôi được các em kể lại rằng, tối hôm trước mấy đứa rủ nhau xuống Ts muốn giả làm Ma để nhát chúng tôi, khi qua khỏi Cổng bỗng thấy “một bóng trắng” từ.. nấm mồ (thưa trên) đứng lên...v́ thế mà hoảng chạy vất cả dép! Muốn  “giả Ma mà bị Ma thật.. nhát cho”, tôi bảo các em nên đến mộ xá xá và xin tha, hứa sẽ không dám ..tái phạm..!(Có lẻ nhờ vậy mà Ts không bị ai..phá phách?)   ...........

 

 

KẾT.-

 

Ngồi ghi mà trong đầu tôi như một cuộn phim đang chiếu trở lại và tôi như thấy, nhớ từng khuôn mặt, từng cảnh một..trong phim!

 

Thời gian góp sức cho HTT-DL, chung tay chia sẻ cùng với anh chị em TN là một trong những quăng đời tuy ngắn ngủi, với thật nhiều kỷ niệm đẹp và hạnh phúc nhất mà tôi luôn trân quí, xin cám ơn anh chị em...!

 

Tôi cũng luôn cám ơn, hết sức cám ơn Bác sĩ Phan Lạc Giản cũng như anh Nguyễn văn Đành, hai người trực tiếp gặp gỡ thường xuyên, đă một ḷng tin tưởng, tín nhiệm tôi ..không điều kiện, trong các công tác xă hội từ thiện cũng như sinh hoạt TN. Tôi cũng “tự thấy ḿnh xứng đáng với sự tin tưởng” v́ đă không phụ, không hề phụ ḷng tin của hai Vị. Tôi luôn “sắp sẵn: Cần kiệm và liêm khiết”!

 

Chắc chắn những phút giây hạnh phúc đă từng nhận và ba chữ này, Hồng Thập Tự, chỉ c̣n lại trong tôi (và anh chị em như tôi?) như một kỷ niệm ..tiếc thương v́ nó đă không c̣n nữa!

 

Tô văn Phước

 

Những ngày cuối Năm 2013

Munich - Germany

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính